• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiên trì mục tiêu tăng trưởng, linh hoạt trong điều hành

(Chinhphu.vn) - Sáng 21/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XIII, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo thẩm tra về Báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày.

21/05/2012 13:40

Ảnh: vietnamplus.vn

Gia tăng lòng tin và minh bạch thông tin

Theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%, đặc biệt khu vực nông nghiệp đã tăng đến 4%, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua; sản lượng lúa đạt 42,4 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 2%, trong đó riêng 62 huyện nghèo giảm trên 4,5%, đạt cao hơn mục tiêu đề ra. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách, tài sản công, kinh phí chi tiêu nội bộ.

“Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, những kết quả đạt được trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 là rất quan trọng, là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, ông Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.

Về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Báo cáo thẩm tra đánh giá, trong 4 tháng đầu năm, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu đã đề ra là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.

Kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước; tỷ giá ngoại tệ bình quân trên thị trường liên ngân hàng duy trì ổn định; tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao; cán cân thanh toán tiếp tục được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng lên; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.

An sinh xã hội được bảo đảm, ổn định trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đến tháng 5, lãi suất ngân hàng đã giảm dần, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc các thành viên Chính phủ tổ chức đối thoại trực tuyến với công chúng trong thời gian gần đây đã gia tăng lòng tin, nhất là những vấn đề nhạy cảm về thị trường và xã hội; cách làm này vừa minh bạch thông tin, vừa tăng trách nhiệm giải trình của các thành viên Chính phủ.

Nhận định về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện chúng ta đang tiến hành khởi động mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra cho năm 2012, nhưng cần điều hành linh hoạt, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng hàng hóa tồn kho tăng cao; quan tâm nhiều hơn đến phát triển thị trường trong nước; ưu tiên tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động.

Kiến nghị 10 giải pháp, nhiệm vụ

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đề nghị cần đánh giá sâu sắc hơn các mặt tồn tại, về từng chỉ tiêu đạt, không đạt, nguyên nhân đối với các chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch đề ra, nhất là các nguyên nhân chủ quan.

Đặc biệt, tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp quý IV/2011 so với cùng kỳ năm 2010 chỉ tăng 3,08%, là mức rất thấp so với những năm trước đó. Với tình hình có đến 53.792 doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2011, tăng 24,7% so với năm 2010, cho thấy những khó khăn đối với việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới và gây áp lực gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Đối với quản lý ngân sách, mặc dù áp dụng cắt giảm chi thường xuyên 10%, chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt 13,8% so với dự toán và tăng hơn 28,58% so với năm 2010, trong đó chi đầu tư phát triển đã tăng 27,5%, chủ yếu là tăng chi đầu tư do tăng thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Một số ý kiến đề nghị cần xem xét, báo cáo về chất lượng công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, tính bền vững của các nguồn thu, vấn đề kỷ luật ngân sách. Có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục dành thêm một phần vượt thu để ưu tiên giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống mức thấp hơn…

Từ những nhận định, đánh giá, phân tích trên, Báo cáo thẩm tra cũng kiến nghị 10 nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Đó là, tiếp tục kiên định với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát (tăng dưới 10%), ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thực hiện các biện pháp triệt để tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường các biện pháp phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm tình trạng tồn đọng hàng hóa; tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế đối với một số ngành, lĩnh vực đã triển khai; khẩn trương hoàn thành và triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Rà soát cơ chế, chính sách, pháp luật để tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản nhà nước; tiếp tục đẩy nhanh triển khai các chính sách liên quan đến vấn đề lao động việc làm, an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ lao động tại các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an toàn lao động... kịp thời giải quyết những bức xúc của nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ; tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, chủ động ngăn ngừa và loại trừ những nguyên nhân có thể dẫn đến làm phức tạp tình hình và tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại.

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày 24/5.

Lê Sơn