• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế Hà Nội: Điểm nhấn tái cơ cấu và phát triển chiều sâu

(Chinhphu.vn) - Với định hướng phát triển đi đầu về kinh tế tri thức và về đích sớm so với cả nước trong quá trình CNH-HĐH, Hà Nội ngày càng nỗ lực khai thác các động lực để phát triển theo chiều sâu, cả trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

08/10/2014 10:21
Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp Hà Nội đang được tái cơ cấu, tập trung vào sản phẩm thuộc lĩnh vực CNC (công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm), xuất khẩu có giá trị lớn, sử dụng ít lao động, với 59 sản phẩm công nghiệp tiêu biểu của 49 DN, trong đó mạnh nhất là sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí và điện tử.

Nhiều sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các công ty nước ngoài như Yamaha, Honda, Piaggio...

Ngoài 8 KCN đã được lấp đầy, Thành phố đang triển khai 9 KCN mới đến năm 2015; xây dựng mới và mở rộng 15 KCN khác đến năm 2020 và 2030; phát triển các cụm công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch.

Với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp CNC của cả nước (hiện sản phẩm CNC của Hà Nội chiếm khoảng 20% cả nước), Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và áp dụng chính sách phát triển CNHT, CNC gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới, tạo ra sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến...

UBND Thành phố đã có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2014-2015. Theo đó,  mọi DN, hợp tác xã, hộ gia đình và dự án sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn đều nhận được hỗ trợ 100% chi phí thuê tối đa 5 gian hàng tiêu chuẩn tại một kỳ Hội chợ triển lãm do Thành phố tổ chức trong nước và 2 gian hàng tổ chức ở nước ngoài; 100% chi phí vé máy bay khứ hồi cho một người; 100% chi phí về cước phí vận chuyển hàng hóa; một phần chi phí về thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy về chất lượng sản phẩm; 100% kinh phí các lớp đào tạo tập huấn quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý khoa học và công nghệ do Thành phố tổ chức…

Đầu tháng 8/2014, TP. Hà Nội đã chính thức công bố chương trình hỗ trợ các DN trên địa bàn lãi suất sau đầu tư với mức 0,2%/tháng cho các khoản vay từ 1 năm trở lên bằng VND để đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới công nghệ, thiết bị.

Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố (HANSIBA) đã được thành lập. Đây là hiệp hội đầu tiên về ngành CNHT tại Việt Nam và đã quy tụ được hàng nghìn DN hội viên trên địa bàn.

Thúc đẩy các dịch vụ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Với định hướng lấy dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao làm mạch chủ đạo,  Hà Nội cũng đang từng bước tái cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính-viễn thông, khoa học-công nghệ, y tế, giáo dục-đào tạo, tư vấn, vận tải công cộng và du lịch…

Nhằm hỗ trợ tái cơ cấu và phát triển theo chiều sâu, Thành phố đang thúc đẩy xây dựng Đề án phát triển thị trường vốn và xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực;  nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; chủ động đối thoại, giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của DN; đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư tập trung vo các đối tác chiến lược, địa bàn trọng điểm, dự án dùng công nghệ cao, sạch, có giá trị gia tăng lớn, tính lan tỏa rộng và hài hòa hiệu quả kinh tế-xã hội…

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phát triển theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp truyền thống và gia tăng tỷ trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), với hệ thống giống mới, nhà lưới chuyên dụng, thông gió, phun tưới nước tự động hóa, nhiệt độ được điều khiển… đã cho lợi nhuận hàng tỷ đồng/ha.

Hiện nay tại Hà Nội, 100% giống lúa được cấp I hóa; 100% diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai; chăn nuôi lợn với 75% là giống lợn ngoại và lợn hướng nạc; 70% đàn bò là lai sin. Hà Nội đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản hàng hoá tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn 2015- 2020 đang được xây dựng và sẽ triển khai trên tất cả các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nhằm đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 chiếm trên 40% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (so với mục tiêu chung của cả nước là 35%); xây dựng 1-2 khu, 10 DN và 300 trang trại nông nghiệp CNC. Các chính sách hỗ trợ khép kín theo chuỗi sản xuất-tiêu thụ, đồng bộ các khâu: giống, thức ăn, phân bón, chẩn đoán, kiểm định dịch bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản với công nghệ cao; tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm: tiếp nhận chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ vốn, xây dựng hạ tầng; hỗ trợ về tiêu thụ.

Minh Phong