• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế Italia rơi vào suy thoái

Đây là thông tin xấu về kinh tế ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngày 15/2, Cơ quan Thống kê quốc gia Italia (ISTAT) xác nhận, nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực đồng Euro đã bị rơi vào suy thoái do sự sụt giảm về các hoạt động công nghiệp và sự trì trệ trong khu vực dịch vụ.

17/02/2012 17:40

Các số liệu sơ bộ của ISTAT cho thấy nền kinh tế Italia trong quý IV/2011 đã tăng trưởng âm 0,7% so với quý III/2011 và đây là quý tăng trưởng âm thứ 2 liên tiếp. Trong quý III/2011, nền kinh tế Italia cũng đã bị sụt giảm 0,2%.

Thông thường, việc tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp được các nhà kinh tế coi là chỉ dấu về một nền kinh tế đã chính thức rơi vào suy thoái.

Cũng theo ISTAT, tăng trưởng kinh tế của Italia trong cả năm 2011 ước tính chỉ đạt 0,4%, thấp hơn nhiều so với mức 1,4% của năm 2010. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Italia hiện được xếp vào mức thấp nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu của thế giới.

Ngân hàng Trung ương Italia cho biết nợ công của nước này trong năm 2011 đã tăng thêm 55 tỷ Euro, lên mức gần 1.898 tỷ Euro vào tháng 12/2011.

Italia hiện đang phải vật lộn nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu bằng cách đưa ra các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” nhằm cắt giảm chi tiêu và thúc đẩy tăng trưởng.

Kể từ khi lên nhậm chức vào tháng 11/2011, Thủ tướng Italia Mario Monti đã đưa ra một gói “thắt lưng buộc bụng” trị giá 30 tỷ Euro và các biện pháp cải cách cơ cấu cần thiết nhằm giúp ổn định nền tài chính công và cân bằng tình trạng thâm hụt ngân sách của nước này vào năm 2013.

Tuy nhiên, bên cạnh những tin tức ảm đạm, hiện vẫn có một số tin tức kinh tế tốt lành khác với việc Ngân hàng Trung ương Italia cho biết doanh thu thuế của nước này đã tăng 1,6% trong cả năm 2011 bất chấp tình trạng sụt giảm trong nửa cuối của năm 2011 và đạt khoảng 403 tỷ Euro.