• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế một số địa phương bứt phá

(Chinhphu.vn) – Trả lời Báo Điện tử Chính phủ về những chuyến biến của kinh tế địa phương năm 2022, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu nhận định, nhiều tỉnh, thành phố trong năm qua đã phục hồi mạnh mẽ và đạt được mức tăng trưởng cao.

29/12/2022 13:49
Kinh tế một số địa phương bứt phá - Ảnh 1.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu: "Năm 2022, nhiều tỉnh, thành phố phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao" - Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, dựa trên chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 đã được cơ quan này công bố, tính đến ngày 30/11, nhiều địa phương có có sự "hồi sinh" ấn tượng và nguyên nhân tăng trưởng được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất là do các tỉnh thu hút đầu tư lớn, trong đó, nổi bật là các dự án đầu tư nước ngoài. Thứ hai, tăng trưởng GRDP của một số tỉnh được tính trên nền thấp của năm 2021 và đến năm nay đã bứt phá, phục hồi mạnh mẽ.

Theo đó, địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước là tỉnh Khánh Hòa, tăng 20,7%, cao nhất trong 10 năm qua. Từ năm 2019-2021, Khánh Hòa đã trải qua 3 năm có tốc độ GRDP âm, sâu nhất là năm 2020 với mức giảm 10,52%. Tính trên nền thấp, cùng với những nỗ lực, quyết tâm phục hồi và phát triển rõ nét, "bức tranh" kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã khởi sắc.

"Xếp thứ 2 là Bắc Giang, tăng trưởng 19,3%; thứ 3 là Đà Nẵng với 14,05%; thứ 4 là Hậu Giang với 13,94%; và các địa phương: Hưng Yên, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hải Phòng lần lượt có mức tăng trưởng 13,4% và 12,6%, 12,5% và 12,3%. Thủ đô Hà Nội và TPHCM cũng có tốc độ GRDP khá là trên 9%", ông Lê Trung Hiếu thông tin thêm.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, các tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao cũng hầu hết là các tỉnh thu ngân sách lớn. Cùng với đó, do thực hiện chính sách giãn, hoãn thuế trong năm 2021, nên bước sang năm 2022 đến kỳ thu thuế, một số địa phương, như Hà Nội, TPHCM có tốc độ thu ngân sách cao hơn. Năm qua, thu ngân sách của Thủ đô tăng 13,3%. Đối với TPHCM, chỉ tiêu này đạt mức tăng 15,7%. Tiếp theo sau đó là Bà Rịa-Vũng Tàu với 10,5%, Thanh Hóa 20,3%, Quảng Ninh 11% và Bắc Giang 38,7%.

Xét về phương diện khác, mà ông Lê Trung Hiếu nêu là thu hút đầu tư, trong đó đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước. TPHCM dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, như TPHCM, Hà Nội. Trong đó, thành phố mang tên Bác dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).

Minh Ngọc