• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế toàn cầu còn yếu

(Chinhphu.vn) - Các nhà kinh tế của ngân hàng J.P. Morgan Chase & Co đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,1%, thấp hơn 2,6%, trong 6 tháng cuối năm 2012.

12/06/2012 10:22

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

Ngày 8/6, Chính phủ Mỹ cho biết, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2011, xuất khẩu của Mỹ  trong tháng 4/2012 giảm 1,5 tỷ USD, hay 0,8%, so với tháng 3/2012 còn 182,9 tỷ USD. Bên cạnh đó nhập khẩu của Mỹ cũng giảm do rối loạn kinh tế của châu Âu và mức tăng trưởng chậm ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến thương mại của Mỹ.

Bốn tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) chỉ tăng 3,5% so cùng kỳ cách đây một năm.

Các nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro và mức tăng trưởng thấp hơn ở Trung Quốc và nhiều kinh tế mới nổi khác có thể hạn chế nhu cầu toàn cầu đối với các loại hàng hóa của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 4/2012 giảm còn 50,1 tỷ USD, ít hơn 52,6 tỷ USD trong tháng 3/2012 do nhập khẩu ít hơn xuất khẩu. Các nhà kinh tế của tập đoàn Morgan Stanley nhận định, xuất nhập khẩu của Mỹ giảm là dấu hiện tiêu cực về nhu cầu ở Mỹ và toàn cầu.

Các nhà kinh tế của ngân hàng J.P. Morgan Chase & Co đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,1%, thấp hơn 2,6%, trong 6 tháng cuối năm 2012.

Trong khi đó, do lo sợ Hy Lạp có thể ra khỏi khu vực đồng euro, kèm theo nỗi lo ngại về các ngân hàng của Tây Ban Nha, khiến các công ty và giới đầu tư Mỹ tìm cách tránh đầu tư vào các tài sản của châu Âu và chú trọng đầu tư vào USD.

Khi đề cập đến Trung Quốc tại một hội nghị do tập đoàn JP.Morgan tổ chức trong tuần qua tại New York, ông  Rich Lavin, chủ tịch tập đoàn sản xuất thiết bị Caterpillar Inc, khẳng định tăng trưởng của ngành công nghiệp trong 4 tháng qua tại Trung Quốc không như dự đoán. Các công ty khác như McDonald's Corp., Johnson & Johnson và 3M Co cũng nhận thấy hoạt động liên quan đến Trung Quốc giảm trong quý 1/2012. Nhiều công ty khác cũng  dự kiến hoạt động kinh doanh giảm hơn nữa.

Nhưng khó khăn không chỉ xẩy ra ở Mỹ. Xuất khẩu trong tháng 4/2012 của Đức giảm 1,7% so với tháng 3/2012, sau khi tăng liên tiếp 3 tháng hay xuất khẩu của  Đài Loan trong tháng 5/2012 cũng giảm 5% so cùng kỳ năm ngoái.

Theo các số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan thống kê Italia Istat, kinh tế Italia đã giảm 0,8% trong quý đầu năm nay, yếu tố khẳng định nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone đã rơi vào suy thoái trầm trọng.

Istat cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng, theo đó cho biết kinh tế Italia sẽ giảm 1,4% trong 12 tháng, cao hơn dự báo giảm 1,3% trước đó. Như vậy, tính đến thời điểm này, kinh tế Italia đã giảm quý thứ 3 liên tiếp kể từ quý III/2011. 

Mai Hằng