• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế Vĩnh Phúc tăng tốc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh kinh tế quốc tế còn nhiều biến động, Vĩnh Phúc đã thu ngân sách nhà nước vượt mốc 11.600 tỷ đồng sau 4 tháng đầu năm 2025. Kết quả này phản ánh rõ nét nỗ lực điều hành quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo của lãnh đạo tỉnh, đồng thời mở ra triển vọng tăng trưởng bền vững.

09/05/2025 21:12
Kinh tế Vĩnh Phúc tăng tốc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng- Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Duy Đông kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên

Điều hành chủ động, thu ngân sách đạt gần nửa kế hoạch năm

Theo báo cáo thống kê của Vĩnh Phúc, trong bốn tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của Vĩnh Phúc đạt 11.645 tỷ đồng, bằng 43,1% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2024. Điều đáng nói, con số này còn tương đương 36,3% mục tiêu tăng trưởng hai con số mà tỉnh đặt ra trong kịch bản phấn đấu năm nay.

Đặc biệt, nếu tính cả số thuế được gia hạn nộp theo các Nghị định của Chính phủ, tổng thu ngân sách ước đạt 11.550 tỷ đồng, bằng 52,4% dự toán năm và bằng 119,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ tác động mạnh tới nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kế đến, cơ cấu thu cho thấy sự ổn định từ sản xuất kinh doanh với mức thu đạt 8.441 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán và tăng 12,5% so với cùng kỳ. Khi cộng thêm các khoản được gia hạn, con số này đạt tới 9.491 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện chiếm tới 82% tổng thu nội địa toàn tỉnh.

Trong đó, khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột. Thu từ khu vực này trong 4 tháng qua ước đạt 7.220 tỷ đồng (47,2% dự toán), nếu cộng thêm khoản gia hạn thì đạt 8.205 tỷ đồng (53,6% dự toán), chiếm 86% thu từ sản xuất kinh doanh. Sự đóng góp lớn này đến từ hai doanh nghiệp chủ lực là Honda và Toyota với tổng thuế nộp đạt 6.720 tỷ đồng, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có chuyển biến tích cực. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 22,4% (tăng 261 tỷ đồng), trong đó nổi bật có Công ty cổ phần công nghiệp Á Mỹ (tăng 128 tỷ đồng) và Công ty Kehin (tăng 19 tỷ đồng).

Hơn nữa, kết quả tích cực này phản ánh rõ chất lượng điều hành kinh tế được cải thiện, năng lực sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính quyền tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, phối hợp với các bộ ngành để thúc đẩy môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định.

Giải pháp đồng bộ thúc đẩy tăng trưởng và thu bền vững

Trên cơ sở kết quả thu ngân sách tích cực, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định rõ định hướng chiến lược trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Vĩnh Phúc tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, tăng cường cải cách thể chế, đẩy mạnh phân cấp, giữ vững kỷ luật tài chính-ngân sách, và nhất là không để tình hình quốc tế ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể, yêu cầu các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tăng trưởng GRDP từ 10-11%, cao hơn mức 9% do Chính phủ giao.

Tiếp theo, tỉnh đề ra mục tiêu thu ngân sách năm 2025 đạt 32.100 tỷ đồng, tăng thêm 5.000 tỷ đồng so với kế hoạch HĐND giao. Bên cạnh đó là mục tiêu thu hút 800 triệu USD FDI và 5.000 tỷ đồng DDI. Như vậy, việc tăng quy mô đầu tư và tín dụng trở thành nền tảng then chốt để duy trì đà tăng trưởng.

Tỉnh tập trung vào tháo gỡ điểm nghẽn để tăng tốc. Cụ thể, rà soát các dư địa tăng trưởng, đẩy nhanh tiến độ 32 dự án FDI/DDI, 30 dự án đầu tư công, 16 dự án hạ tầng công nghiệp, cùng 47 dự án đô thị và nhà ở xã hội. Chỉ tính riêng trong năm 2025, Vĩnh Phúc dự kiến khởi công hơn 2.000 căn hộ xã hội.

Hoạt động cải cách hành chính được đặc biệt chú trọng. Tỉnh sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, phân cấp phân quyền rõ ràng, phối hợp liên tỉnh với Phú Thọ và Hòa Bình để điều chỉnh mô hình hành chính phù hợp. Điều này không chỉ giúp đảm bảo phục vụ doanh nghiệp, người dân mà còn giữ vững mục tiêu tăng trưởng chung của khu vực.

Ngoài ra, chính quyền đã tăng cường đối thoại doanh nghiệp. UBND tỉnh tổ chức 4 kỳ họp chuyên đề ngay từ đầu năm để giải quyết kịp thời các vướng mắc. Song song, các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách mới được ban hành nhanh chóng, trong đó đặc biệt quan tâm tháo gỡ nút thắt về đất đai, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi số.

Không dừng lại ở đó, công tác giải ngân đầu tư công cũng được tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Công điện 112/CĐ-TTg), Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống giao thông liên vùng, hạ tầng điện, cấp nước sạch và xử lý chất thải, phục vụ thu hút các dự án công nghệ cao.

Đồng thời, tỉnh cũng đã rà soát cơ chế chính sách để ưu tiên các dự án công nghiệp bán dẫn,  lĩnh vực có tiềm năng bứt phá. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được đẩy mạnh, trong đó có sự tham gia của các tập đoàn lớn trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, logistics, điện tử, cơ khí.

Khi Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh áp thuế đối ứng mức cao nhất với Việt Nam, tác động lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu. Ngay lập tức, Vĩnh Phúc thành lập tổ phản ứng nhanh, rà soát 73 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp (với kim ngạch trên 500 triệu USD) và nhiều doanh nghiệp gián tiếp khác.

Sau đó, tỉnh tổ chức các cuộc họp, bao gồm một phiên đối thoại trực tiếp để tháo gỡ khó khăn. Các biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ đa dạng hóa thị trường được triển khai nhanh chóng.

"Vĩnh Phúc đã định hướng mở rộng xuất khẩu ra các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Nam Á, Ai Cập và Nam Mỹ nhằm tránh phụ thuộc quá lớn vào một quốc gia duy nhất. Đồng thời, ngành du lịch cũng được thúc đẩy thông qua quảng bá, xúc tiến quốc tế và kết nối các điểm đến hấp dẫn",  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho hay. 

Anh Minh