• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kon Tum: Trả lại sự sống cho những vùng “đất chết”

(Chinhphu.vn) - Trước thực trạng về ô nhiễm bom mìn, lực lượng công binh tỉnh Kon Tum và cấp trên đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, gian khổ, tích cực dò tìm, xử lý nhằm giải phóng đất đai, trả lại sự sống cho những vùng “đất chết”.

01/04/2013 16:32

Đội hình rà phá bom mìn triển khai trên thực địa

Ảnh : Trọng Hải CTV

Tỉnh Kon Tum thuộc địa bàn Bắc Tây Nguyên. Vùng đất này một thời khét lẹt mùi bom đạn chiến tranh.

Đại tá Hoàng Lê, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Kon Tum chia sẻ với các phóng viên quân đội, lượng bom mìn vật nổ còn sót lại quá nhiều, mặc dù lực lượng công binh của tỉnh đã rất nỗ lực tìm kiếm, rà phá nhưng kết quả làm được so với thực trạng còn rất khiêm tốn.

Anh nhớ, trong khi thi công công trình Nhà khách Bộ CHQS tỉnh Kon Tum, lực lượng công binh của tỉnh đã phát hiện tín hiệu có bom. Cứ ngỡ giữa thành phố nhiều lắm cũng chỉ sót một vài quả, ai ngờ khi đào lên là cả một kho với tổng số 387 quả đạn pháo, cối các loại. Ngay cả những cán bộ dày dạn kinh nghiệm nhất cũng cảm thấy bất ngờ.

Các chiến sĩ công binh của Kon Tum chia sẻ, nhân dân ở những vùng chiến sự ác liệt tâm lý không ổn định, không dám phát triển quảng canh, sản xuất lớn vì lo sợ va vào bom mìn còn sót lại.

Tỉnh Kon Tum có 9 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa khu vực, 97 trạm y tế phường xã… Các cơ sở y tế này những năm qua luôn phải xử lý các ca cấp cứu do người dân không may vướng mìn trong sinh hoạt và sản xuất.

Trước thực trạng đáng báo động về ô nhiễm bom mìn, lực lượng công binh tỉnh Kon Tum và cấp trên đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, gian khổ, tích cực dò tìm, xử lý nhằm giải phóng đất đai, trả lại sự sống cho những vùng “đất chết”.

Trung tá Nguyễn Hoài Sơn, Chủ nhiệm Công binh, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2000 đến nay, lực lượng công binh thuộc Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã làm sạch được hơn 1.600ha đất, thu gom, xử lý an toàn tuyệt đối hàng chục tấn bom mìn, vật nổ, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 

Nhiều công trình lớn có sự tham gia rà phá bom mìn, vật nổ của bộ đội Công binh như Dự án xây dựng trung tâm huyện Kon-Plông; sân bay Phượng Hoàng (huyện Đắk Tô)… Để nắm được thực trạng ô nhiễm, xây dựng kế hoạch rà phá bom mìn, vật nổ phù hợp, năm 2011, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn hoàn thành việc khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên địa bàn toàn tỉnh.                                                                         

Công binh rà mìn trên địa bàn cao nguyên - Ảnh : Trọng Hải CTV

Trung tá Nguyễn Hoài Sơn cung cấp số liệu, tổng diện tích bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ của tỉnh là hơn 467.840ha (chiếm trên 48,3% tổng diện tích canh tác).

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị  có liên quan đang khẩn trương hoàn thành thủ tục  để triển khai thực hiện Chương trình 504 với mục đích làm sạch bom mìn, vật nổ trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian sớm nhất. Các anh đã phát hiện được nhiều loại bom nặng từ 250 đến 1000 bảng Anh, riêng bom bi, mìn, đạn cối, đầu đạn pháo thì nhiều vô kể, toàn loại nhạy nổ.

Trung tâm Công nghệ xử lý  bom mìn, lực lượng nòng cốt đã có mặt ở  Kon Tum từ nhiều năm nay. Thực hiện chương trình 504, Trung tâm đã huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm cho các phân độ rà phá bom mìn của địa phương.

Lực lượng Công binh của Binh đoàn Tây Nguyên, trực tiếp là Ban Bom mìn cũng phối hợp cùng các lực lượng ở Kon Tum rà phá, giải phóng nhiều diện tích đất cho Kon Tum. Phải kể đến đợt xử lý bom mìn tại cửa khẩu Bờ Y với tổng số 19,72ha; dò tìm bom mìn tại công trình thủy điện tại Plei Krong-Kon 133,5ha; Thủy điện Đăk-Đrinh, đường tuần tra biên giới… với hàng trăm ha đất được giải phóng.

Kon Tum là tỉnh miền núi Tây Nguyên, kinh tế chậm phát triển với 54% đồng bào là người dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nghề nông, khai thác vườn rừng. Muốn thoát nghèo, lại vướng bom mìn, vật nổ. Những trăn trở khôn nguôi ấy khiến chúng ta mong muốn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và bộ máy chính quyền các cấp quan tâm đến vùng đất bom đạn xen với ba- zan nhiều hơn nữa, bằng nhiều động thái giúp địa phương khắc phụ bom mìn, vươn lên trong thời bình, để  đất Kom Tum không còn rình rập tai ương, để màu xanh yên lành trở về vùng đất này mãi mãi.

                                                                                                                     Trần Đương