• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí Hồ Tùng Mậu

(Chinhphu.vn) - Đồng chí Hồ Tùng Mậu là hiện thân sinh động của một chiến sĩ cách mạng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân - như cách nói của Hồ Chủ tịch.

15/06/2011 17:25

Đồng chí Hồ Tùng Mậu

Ngày 15/6 tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) đã tổ chức tọa đàm khoa học “Hồ Tùng Mậu - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của đồng chí (15/6/1896 - 15/6/2011) dưới sự chủ trì của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện.

Đồng chí Hồ Tùng Mậu tên thật là Hồ Bá Cự sinh ngày 15/6/1896 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ đầu năm 1920, Hồ Tùng Mậu thoát ly gia đình, lựa chọn con đường cách mạng do Nguyễn Ái Quốc tìm ra.

Theo các đại biểu, quá trình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của đồng chí Hồ Tùng Mậu là con đường của sự phát triển biện chứng và tất yếu. Trong thế hệ những thanh niên yêu nước từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Tùng Mậu như người anh cả về tuổi tác, cả về kinh nghiệm hoạt động. Được tiếp xúc, học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, những hoạt động cách mạng của Hồ Tùng Mậu càng năng động và có hiệu quả...

Là học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hình thành cho mình những phẩm chất cách mạng trong sáng, tốt đẹp. Người ta thấy ở đồng chí Hồ Tùng Mậu một chiến sĩ với ý chí cách mạng cứng cỏi, kiên cường, một con người đậm chất nhân văn, am hiểu và trân trọng những giá trị văn hoá.

Suốt những năm làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu IV, rồi giữ cương vị Tổng thanh tra Chính phủ, đồng chí Hồ Tùng Mậu làm việc quên mình với tác phong chan hoà, bình dị và khảng khái.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đều khẳng định, đồng chí Hồ Tùng Mậu là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng.

Cho đến phút cuối của đời mình, đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn xứng đáng với lòng tin của nhân dân, của Đảng, của Hồ Chủ tịch gửi gắm. Đồng chí đã cống hiến trọn cuộc đời cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho Đảng, cho cách mạng. Tên tuổi đồng chí là niềm tự hào của đất nước, của quê hương.

Trong buổi chiều 23/7/1951, khoảng 5 giờ chiều, trên đường đi công tác qua thị trấn Còng (Thanh Hoá), đoàn cán bộ của đồng chí Hồ Tùng Mậu bị máy bay giặc Pháp phát hiện và đuổi bắn. Người cán bộ lãnh đạo ngành Thanh tra Chính phủ đã hy sinh giữa lúc còn tràn đầy năng lực cống hiến.

An Bình