• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng tám thành công: dấu ấn của những ngày quật khởi trên mảnh đất Thừa Thiên Huế

Ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

18/08/2011 10:53

Để có được ngày hội non sông thiêng liêng và trọng đại ấy, cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã trải qua 15 năm nếm mật nằm gai, lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi các cao trào cách mạng 30 – 31 và 36 – 39 và đặc biệt là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, phá tan ách xiềng gồng của hơn 80 năm nô lệ, chấm dứt chế độ phong kiến, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Cách mạng tháng Tám - cuộc cách mạng không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam mà còn là thắng lợi của cách mạng giành chính quyền chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhất, tổn thất nhỏ nhất, nhưng thành công lớn nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Điều này cho đến nay, lịch sử nhân loại chưa một lần lặp lại và trong tương lai cũng khó đạt được.

Thừa Thiên Huế trong những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử ấy có một vị trí vô cùng đặc biệt, góp phần quyết định sự thành công của cách mạng trong cả nước bởi Huế vừa là kinh đô của Nhà nước phong kiến Việt Nam, vừa là thủ phủ của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, và là nơi đặt cơ quan cai trị của quân đội Nhật. Khởi nghĩa thành công ở Huế đã đánh dấu sự sụp đổ không tránh khỏi của bộ máy phong kiến trung ương tập quyền, cùng với chính phủ bù nhìn và các thế lực bảo trợ nó. Đã hơn sáu thập niên từ những ngày tháng Tám sôi động ấy, năm tháng trôi qua nhưng ký ức thì vẫn luôn đọng lại, lật từng trang sử vẫn rạng ngời những bản anh hùng ca và đâu đó trên khắp mảnh đất Thừa Thiên vẫn in đậm dấu ấn của những ngày quật khởi, đầy tinh thần hào sảng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Tháng Tám vùng lên Huế của ta

Quảng, Phong ơi! Hương Thủy, Hương Trà

Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế

Đỏ ngập dòng sông rộn tiếng ca”.

Cùng với cả nước, quân và dân Thừa Thiên Huế nhanh chóng chớp thời cơ, nhất tề đứng dậy theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến, Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên ! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”

Do những đặc điểm chính trị phức tạp ở Huế, Thường vụ Việt Minh Tỉnh đã có những cố gắng cao nhất để tranh thủ mọi khả năng làm giảm bớt sức chống phá cách mạng, đồng thời đây cũng là địa bàn quan trọng giành thắng lợi quyết định cho Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, nên được sự chỉ đạo sát sao của Trung ương. Ngày 20/8/1945, Đoàn cán bộ Trung ương gồm các đồng chí: Tố Hữu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Duy Trinh đến Huế tham gia chỉ đạo khởi nghĩa, cùng ngày Ủy ban khởi nghĩa được thành lập gồm các đồng chí Tố Hữu, Hoàng Anh, Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

Tối 21/8/1945, Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các huyện, thành phố và từng cán bộ trong việc tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế vào ngày 23/8/1945. Ủy ban khởi nghĩa sắp xếp kế hoạch huy động quần chúng ở các huyện tập trung về Huế, tham gia mit tinh tuần hành trong ngày 23/8.

Tại các xã, huyện, thành phố khí thế cách mạng của quần chúng sôi sục, từ 18 – 23/8/1945 ở khắp các địa phương đều tổ chức lực lượng đấu tranh giành chính quyền thắng lợi.

Ở huyện Phong Điền: Ngày 18/8/1945 nhân dân và tự vệ hai tổng Phò Ninh và Hiền Lương nổi dậy giành chính quyền ở xã, tổng. Ngày 19/8 nhân dân các tổng Phò Trạch, Chánh Lộc, Phong Thu, Vĩnh Xương... giành chính quyền ở tổng sau đó kéo vào bao vây huyện đường ở Ưu Điềm tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng.

Ở huyện Phú Lộc: Trong ngày 19/8 nhân dân toàn huyện đi tuần hành vũ trang từ An Cư ra, An Nông, Lương Điền vào, từ Diêm Trường vượt phá Cầu Hai sang, tiến về bao vây huyện đường, tuyên bố giải tán chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

Thắng lợi của hai huyện Phong Điền và Phú Lộc đã mở đầu và tạo đà cho phong trào ở các huyện còn lại và thành phố Huế giành thắng lợi. Huyện Hương Thủy, Phú Vang giành chính quyền vào ngày 22/8. Huyện Quảng Điền, Hương Trà giành chính quyền vào ngày 23/8.

Tại Huế từ ngày 21/8, các đội tự vệ, các đoàn thể cứu quốc có trang bị vũ khí thô sơ, giương băng cờ biểu ngữ, biểu tình thị uy qua các đường phố.

Đêm 22/8/1945 trước áp lực của cuộc khởi nghĩa, vua Bảo Đại phải cúi đầu tuyên bố “Nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Việt Minh”.

16 giờ ngày 23/8 tại Sân vận động Huế, hàng vạn nhân dân Thừa Thiên Huế đã tập trung thành hàng ngũ chỉnh tề dưới rừng cờ đỏ sao vàng, Ủy ban khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hoan hô vang dội. Đồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố từ nay chính quyền thuộc về tay nhân dân. UBND cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân do ông Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch, đồng chí Hoàng Anh-Phó Chủ tịch.

Ngày 28/8 nhân dân Thừa Thiên Huế mit tinh tại Sân vận động Huế để chào mừng phái đoàn Trung ương vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại (phái đoàn do đồng chí Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận thành viên). Đồng chí Trần Huy Liệu thông báo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi rực rỡ trên phạm vi cả nước và giới thiệu Chính phủ cách mạng lâm thời do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Đúng 13 giờ, ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn đọc chiếu thoái vị, trao lại cho Chính phủ Quốc ấn và một thanh gươm bằng vàng tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.

Trong nắng mùa thu tháng Tám, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Kỳ đài, cả kinh thành Huế rộn rã sắc cờ hoa mừng ngày hội lớn, nhân dân Huế đại diện cho nhân dân cả nước chứng kiến phút giây lịch sử - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam tuyên bố cáo chung, báo hiệu một kỷ nguyên mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam.