• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỷ niệm ngày Phòng cháy chữa cháy 4/10 : Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật PCCC ở tỉnh ta - Cần nâng cao ý thức và trách nhiệm

03/10/2011 14:00

Trong 10 năm qua (từ 2001-2011), khi Luật PCCC được ban hành và có hiệu lực, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Luật PCCC, công tác PCCC trên địa bàn. Do đó, đã hạn chế và giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Công tác PCCC từng bước được tổ chức chặt chẽ ; ý thức, trách nhiệm PCCC của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân được nâng lên rõ rệt, phong trào quần chúng tham gia PCCC ngày càng sôi nổi, rộng khắp. Trong đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Luật PCCC và kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện PCCC và đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Lực lượng PCCC tham gia dập lửa một vụ cháy trên địa bàn.
Để triển khai hiệu quả Luật PCCC, trong thời gian qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai nhiều biện pháp thực hiện tích cực. Ban chỉ đạo PCCC được củng cố từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC và chủ động giải quyết có hiệu quả các vụ cháy khi xảy ra bằng lực lượng tại chỗ. Hằng năm, Ban chỉ đạo PCCC các cấp đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền Luật PCCC bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như truyên truyền thông qua băng rôn, khẩu hiệu, nói chuyện chuyên đề, mở các lớp huấn, tổ chức diễn tập các kỹ năng phòng chống cháy... Đặc biệt, nhiều đơn vị, địa phương đã chú trọng đầu tư trang bị phương tiện PCCC, xây dựng phương án chữa cháy, thành lập các đội PCCC cơ sở, đội dân phòng. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã đưa công tác PCCC thành một trong những chỉ tiêu thi đua hàng năm để nâng cao ý thức, trách nhiệm PCCC của cán bộ, nhân viên do đó đã hạn chế tối đa sự cố cháy nổ. Tổ chức 41 lượt tuyên truyền bằng xe lưu động trong ngày toàn dân PCCC (04/10) và hưởng ứng tháng an toàn PCCC hàng năm; 09 buổi nói chuyện tuyên truyền PCCC cho trên 1000 lượt người nghe…Ngoài ra, đã tổ chức 02 kỳ hội thao kỹ thuật PCCC toàn tỉnh; mở 70 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở với tổng cộng có 3.684 người tham gia và cấp 3.526 giấy chứng nhận huấn luyện PCCC. Cho đến nay, toàn tỉnh thành lập 257 đội PCCC cơ sở và 18 đội dân phòng chữa cháy. Bên cạnh đó, hàng năm, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức nhiều đợt hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về PCCC tại các cơ quan, doanh nghiệp và các địa bàn dân cư và đã kiểm tra an toàn PCCC 4.071 lượt cơ sở ; lập 4.071 biên bản, kiến nghị và hướng dẫn cơ sở khắc phục những tồn tại thiếu sót về an toàn PCCC ; lập 153 biên bản vi phạm hành chính phạt tiền 149 trường hợp với 159 triệu đồng nộp vào ngân sách; hướng dẫn cơ sở xây dựng 1.860 nội quy và các phương án PCCC, trang bị phương tiện PCCC cần thiết cho lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng... Cũng trong 10 năm qua, lực lượng chữa cháy đã trực tiếp tham gia cứu chữa 137/141 vụ cháy không để lây lan ra diện rộng. Hàng năm lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã tổ chức khảo sát, lập phương án chữa cháy, đề ra những tình huống cụ thể để xử lý, nhằm chủ động trong cứu chữa khi có cháy xảy ra; phối hợp các đơn vị thực tập 34 lượt phương án chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm, cụm dân cư.
Do đó, trong 10 năm qua, tỉnh ta được đánh giá là tỉnh xảy ra cháy ít, thiệt hại được hạn chế. Toàn tỉnh xảy ra 482 vụ cháy, trong đó, 141 vụ cháy trong khu dân cư và trụ sở, kho tàng cơ quan, doanh nghiệp, làm chết 01 người, bị thương 07 người, tài sản thiệt hại gần 9,2 tỷ đồng, nguyên nhân là do sơ suất trong việc dùng lửa (chiếm 51%), do sự cố kỹ thuật và chạm, chập điện ( 25,5%), do đốt vì động cơ cá nhân (9,9%), vi phạm quy định an toàn PCCC (3,5% ); 340 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 3.229 ha rừng rừng trồng và rừng tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu do đốt nương, đốt rừng làm rẫy gây cháy lan; công tác phát dọn thực bì phòng cháy đầu mùa khô ở các rừng trồng nguyên liệu giấy không đảm bảo. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng xảy ra 02 vụ nổ, làm 1 người chết, 2 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 20 triệu đồng. Thiếu tá Đặng Việt Dũng- Đội trưởng Đội kiểm tra, hướng dẫn PCCC(Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh) cho biết : Trong các vụ cháy trong những năm qua thì nguyên nhân chủ yếu do ý thức PCCC của người dân còn yếu, một số bộ phận người dân còn chủ quan, coi nhẹ công tác PCCC, các chủ rừng chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác PCCR, việc dự báo cấp cháy rừng chưa kịp thời...
Thiết nghĩ, để Luật PCCC thật sự đi vào cuộc sống, hạn chế thiệt hại về người và của do cháy nổ gây ra thì các cấp, các ngành, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn Luật PCCC, Nghị định 35, 123 của Chính phủ về công tác PCCC tới tận cơ sở sản xuất kinh doanh, địa bàn dân cư để người dân nắm vững và nang cao ý thức trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC, tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC. Củng cố, duy trì, xây dựng mới các đội PCCC cơ sở: Ở các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập đội PCCC cơ sở; ở các phường, xã phải thành lập đội PCCC dân phòng, đồng thời quan tâm đầu tư trang bị phương tiện cần thiết phục vụ công tác PCCC. Chính quyền địa phương và Ban chỉ huy PCCCR các cấp cần tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, làm tốt công tác chỉ đạo, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác PCCCR, tổ chức tốt việc tuyên truyền PCCCR trong địa bàn mình quản lý, nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu một số ngành, cơ sở, địa phương trong thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC . Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng chống cháy nổ và để xảy ra cháy. Đồng thời, tăng cường sự quản lý của nhà nước trong công tác PCCC, xây dựng lực lượng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để có thể ứng cứu, cứu người kịp thời khi xảy ra sự cố cháy nổ trên các toàn nhà cao tầng và xây dựng các hệ thống cấp nước chữa cháy đô thị ở các địa bàn dân cư trọng điểm ở địa phương, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ gây thiệt hại nặng về tài sản và tính mạng của người dân...

Bài và ảnh: Phong Lan