• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỳ thi quốc gia: Mong muốn của người dạy, người học

(Chinhphu.vn) - Sẽ trực tiếp tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, nhiều giáo viên, học sinh THPT ở Đà Nẵng mong muốn phương án tổ chức kỳ thi sẽ được lựa chọn, quyết định sớm, khi năm học mới đã cận kề.

04/08/2014 16:55
Nghiêm túc sẽ phân loại được học sinh

Đồng tình với quan điểm đổi mới của Bộ GDĐT là cần thiết, cô Nguyễn Thị Tuệ Như (giáo viên dạy Văn, Trường THPT Thanh Khê, Đà Nẵng) cho rằng nếu tổ chức nghiêm túc thực sự, khách quan thực sự, công bằng ở tất cả phòng thi thì chỉ cần qua một kỳ thi là có thể phân loại được học sinh. Việc tổ chức thi chung sẽ giảm được áp lực thi, sức lực của thí sinh, giáo viên; chi phí cho xã hội.

“Tuy nhiên, với một kỳ thi mang tính chất kép, vừa đảm bảo tính phổ thông của kỳ thi tốt nghiệp, vừa đảm bảo tính phân loại của kỳ thi đại học, thì cần có sự bứt phá trong phương án thi nói riêng, lộ trình đổi mới phương pháp dạy, học cũng như chương trình, SGK nói chung”, cô Như góp ý.

Đồng tình với quan điểm trên, phụ huynh Nguyễn Thanh Nhu (35 Lê Độ, Đà Nẵng) trăn trở: “Khi chúng ta tổ chức thi với bài thi tổng hợp, đòi hỏi học sinh có  khả năng tư duy, phân tích cao. Điều này lại liên quan đến quá trình học, đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ trong phương pháp dạy, chương trình, sách giáo khoa. Để có một kỳ thi quốc gia thành công như kỳ vọng, Bộ GDĐT cần có một cuộc “thay máu” cả hệ thống chứ không phải thay đổi cách thức đầu ra ở ngọn vấn đề".

Các thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ 2014 tại Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Mai Vy

Mong bài thi sẽ có nhiều câu hỏi mở

Trong 3 phương án tổ chức kỳ thi quốc gia mà Bộ GDĐT đưa ra, nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh ở Đà Nẵng đã lựa chọn phương án 5 bài thi (3 bài thi bắt buộc -Toán Văn, Ngoại ngữ; thí sinh tự chọn 1 bài thi tổng hợp KHTN hoặc KHXH).

Trong khi hai phương án còn lại là thi 8 môn (4 môn bắt buộc và 4 môn bổ sung); thi 4 bài thi tổng hợp (gồm tất cả các môn học ở lớp 12), được đánh giá là đòi hỏi lượng kiến thức quá lớn, khiến học sinh sẽ gặp khó khăn trong ôn tập và các em chịu áp lực lớn hơn.

“Theo em, phương án 5 bài thi gọn nhẹ mà vẫn kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức. Ba môn cơ bản là Toán, Văn, Ngoại ngữ vẫn thi riêng, những môn còn lại chỉ cần đề thi có tính phân hóa cao thì học lực của học sinh vẫn thể hiện được”, em Nguyễn Đình Huy (học sinh lớp 12/26, Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) nhận xét.

Còn em Trần Phương Thảo (học sinh lớp 12, Trường THPT Thái Phiên, Đà Nẵng) mong chờ cấu trúc đề thi sẽ chú trọng đến kiến thức mở hơn là những mẫu câu hỏi “học vẹt, thuộc lòng”.

“Vì thi chung giữa tốt nghiệp và đại học, nên em kỳ vọng đề phải có tính phân loại cao mới phân biệt được học sinh cần đậu tốt nghiệp và học sinh thi đại học'', Phương Thảo nói.

Em Lê Thị Minh Khuê (học sinh lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng) mong phương án đổi mới theo nhiều hướng tích cực kèm theo chứ không chỉ ở phần thi cử, nhất là cần thay đổi các kiến thức học trong sách. Khi học và ôn tập thi đại học thì có thể phù hợp và sát các loại đề kiểm tra, tránh lan man nhiều kiến thức không cần thiết.

Nỗi lo cần được lắng nghe

Dù rất hào hứng với phương án 5 bài thi, nhưng em Nguyễn Thị Minh Châu (học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) cùng nhiều em khác cũng có không ít âu lo khi là những thí sinh đầu tiên trong kỳ thi quốc gia này.

Minh Châu chia sẻ: “Dù em rất thích phương án 5 bài thi, nhưng lứa chúng em đều là những học sinh hơn 10 năm nay quen với kiểu học truyền thống. Bắt đầu từ lớp 10 phần lớn chúng em đã xác định khối thi và tập trung cho các khối đó, ôn thi theo kiểu cũ với những đề thi từ nhiều năm trước. Bây giờ thi tổng hợp, chúng em phân vân không rõ cách thức ra đề, thang điểm như thế nào để có cách ôn thi phù hợp. Em mong Bộ khi đổi mới, có sự chuyển biến từ từ, để học sinh có thể thích ứng với cách thức này". 

Hiện phụ huynh, học sinh và các giáo viên đều đặc biệt quan tâm đến phương án cụ thể, chi tiết từ khâu tổ chức, cấu trúc đề thi, trọng tâm đề thi, cách thức chấm thi đến quy chế xét tuyển của các trường ĐH, CĐ để có sự chuẩn bị sớm khi năm học mới đang cận kề.

Mai Vy