• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ký Thỏa thuận giải quyết vấn đề di cư tự do vùng biên giới Việt - Lào

(Chinhphu.vn) – Chiều nay, 8/7, đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào đã ký kết Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

08/07/2013 19:47

Lễ ký Thỏa thuận giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam - Lào. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thongsing Thammavong, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thoonglun Sisulit đã ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

Tham dự Lễ ký còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đại diện các Bộ, ngành hữu quan và 10 cặp tỉnh biên giới hai nước Việt Nam và Lào.

Đây là Thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để hai nước hợp tác giải quyết cơ bản vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước đã tồn tại từ hàng chục năm nay, góp phần ổn định cư dân biên giới, củng cố an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, góp phần vào việc xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau khi hai bên hoàn thành các thủ tục nội bộ và có văn bản thông báo cho nhau qua đường ngoại giao. Thỏa thuận được thực hiện trong vòng 3 năm kể từ ngày có hiệu lực.

Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc