• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỳ vọng của người đảng viên lão thành

(Chinhphu.vn) - “Không chỉ 4,5 triệu đảng viên mà cả hơn 90 triệu người dân Việt Nam không ai không kỳ vọng Đảng tiếp tục đổi mới ở cấp độ cao hơn, mạnh mẽ hơn để cho đời sống của nhân dân và vị thế của đất nước được nâng lên. Đó cũng là trách nhiệm của Đảng ta”, vị tướng gần 70 năm tuổi Đảng nói.

21/01/2016 06:40

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ mong muốn Đảng ta tiếp tục đổi mới ở cấp độ cao hơn, mạnh mẽ hơn để đời sống của toàn dân, vị thế của đất nước được nâng lên. Ảnh: VGP/Thành Chung

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 bày tỏ kỳ vọng về Đại hội Đảng lần thứ XII trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ.

Ngay đầu câu chuyện, vị tướng gần 70 năm tuổi Đảng bày tỏ: “Tôi cho rằng sự kỳ vọng về Đại hội XII không phải của riêng 4,5 triệu đảng viên mà còn là của cả hơn 90 triệu người dân nước ta, không ai không kỳ vọng Đảng tiếp tục đổi mới ở cấp độ cao hơn, mạnh mẽ hơn để cho đời sống của toàn dân được nâng lên, vị thế của đất nước ở tầm thế giới. Đó là trách nhiệm của Đảng ta.

Nhìn lại nhiệm kỳ khóa XI, qua gian khó, kinh tế-xã hội đất nước ta có bước phát triển vững chắc. Nhưng điều quan trọng là chúng ta nhận định được nguyên nhân cơ bản khiến đất nước phát triển chưa được như ý muốn, qua đó, ta thấy rõ hơn vai trò của Đảng.

Chúng ta đã có Nghị quyết Trung ương 4, là chìa khóa để mở ra một quyết tâm mới, tạo ra trang sử mới quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn cho việc làm trong sạch đội ngũ của Đảng.

Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII này, tôi nghĩ chúng ta không chỉ nhìn nhận lại nhiệm kỳ XI mà phải rút ra bài học của 30 năm đổi mới, để từ đây tạo ra giai đoạn phát triển ở cấp độ cao hơn về mọi mặt của kinh tế, xã hội”.

Cụ thể Đảng sẽ phát huy vai trò như thế nào để tạo ra xung lực phát triển mới cho đất nước, thưa ông?

Từ ngày có Đảng tới nay, cái được hay chưa được của đời sống xã hội đều có nguồn gốc từ Đảng mà ra. Đảng mà tốt thì mọi việc đều tốt chứ nhân dân không bao giờ làm sai ý Đảng. Nếu không có cuộc “cách mạng” về chỉnh đốn đạo đức trong Đảng thì nguy cơ mất đảng, mất chế độ là hiện hữu.

Trên tinh thần đó, tôi cho rằng trong giai đoạn hiện nay, có hai lĩnh vực cốt lõi cần phải làm tốt để quyết định vai trò của Đảng trong lòng dân tộc, đó là xây dựng Đảng và thực thi nhiệm vụ cơ bản của Đảng. Nhiệm vụ cơ bản này cụ thể là giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông và bảo vệ, giữ vững độc lập chủ quyền trên đất liền và biển, đảo của chúng ta. Trong hai lĩnh vực cốt lõi này, sức chiến đấu, sức mạnh của Đảng là nhân tố quyết định, quan trọng nhất. Đảng trong sạch thì sẽ mạnh, đúng tầm, đúng bản lĩnh để “cầm cương”.

Phẩm chất của Đảng ta phải là đạo đức, văn minh. Nếu có đạo đức thì trí tuệ sẽ được phát huy, tập hợp được sâu rộng sức mạnh của toàn thể nhân dân, đồng bào ở các nơi trên thế giới. 

Ông nhận thấy nạn tham nhũng và suy thoái ở trong Đảng có mối quan hệ như thế nào với nhau để chúng ta thêm quyết tâm loại bỏ?

Cán bộ Nhà nước tham nhũng là những người không có tâm với Tổ quốc. Tham nhũng và suy thoái chính trị đi đôi với nhau trong đó nguy cơ cuối cùng là suy thoái về chính trị. Mà suy thoái về chính trị là giai đoạn cuối của sự sụp đổ.

Đảng đã nhìn nhận thấy việc này, cần phải tiếp tục quyết tâm loại bỏ từ trong trứng nước những biểu hiện như vậy.

Muốn xây dựng Đảng nói chung thì phải thực sự dân chủ. Lần này trong chủ đề của Đại hội có nội dung “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa”, tôi cho rằng đây là điểm rất quan trọng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là người lãnh đạo phải “biết” nghe tiếng nói của nhân dân và người dân được quyền nói với lãnh đạo Đảng những gì mình suy nghĩ.

Có giai đoạn nào Đảng sáng suốt trong lãnh đạo, biết dựa vào dân, nghe dân mà cách mạng không thành công đâu! Năm 1945 cả nước chỉ có 5.000 đảng viên mà “thổi luồng gió mới” về tư tưởng tự do, bình đẳng vào xã hội Việt Nam, dẫn dắt cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thành công trong phạm vi cả nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là sức sống của Đảng, là giải pháp quan trọng để làm trong sạch và xây dựng Đảng vững mạnh, linh hoạt với thế cuộc để có thể làm giàu, làm lợi cho dân tộc, cho đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng!

Thành Chung (thực hiện)