• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) - Tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng của năm 2022 ước đạt 456,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19.

11/12/2022 15:46
Kỳ vọng ngành du lịch sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp du lịch đang tập trung phát triển các sản phẩm mới - Ảnh: VGP

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy 11 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 3 triệu người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Lượng khách du lịch nội địa sau 11 tháng của năm 2022 đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn tổng lượng khách cả năm 2019.

Theo khảo sát các doanh nghiệp ngành du lịch, lữ hành và vận tải của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) trong tháng 10-11/2022, cho thấy, có đến 32,6% số doanh nghiệp cho biết, doanh thu đã tăng lên trong 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 14% số doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm. 60% doanh nghiệp ghi nhận số lượt hành khách phục vụ hiện tại đang ở dưới mức trước đại dịch, 44,4% trong số đó kỳ vọng sẽ đạt và vượt mức trước đại dịch vào quý 2/2023.

Ba thách thức chính của ngành du lịch - vận tải hành khách: Chất lượng nhân sự còn yếu kém; thiếu nguồn cung lao động và thiếu sản phẩm du lịch.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống kê, trong năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35% và 10% lao động làm việc cầm chừng.

Để khắc phục những hạn chế chế nói trên, cần có sự nỗ lực của Chính phủ và các địa phương trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới phù hợp với xu hướng; đồng thời, tăng cường quảng bá, truyền thông về những dịch vụ du lịch; các mô hình sản phẩm du lịch gắn với phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên với những thông điệp hấp dẫn hay ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách và hình ảnh được lồng ghép trong các bộ phim, MV ca nhạc…

Theo TTXVN