Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
|
Giảm lãi suất cho vay giúp các DN vừa và nhỏ phát triển sản xuất, kinh doanh - Ảnh minh họa |
Cụ thể, lãi suất cho vay VND của các NHTM nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu và các lĩnh vực ưu tiên giảm xuống còn 15,5-15,9%/năm.
Lãi suất cho vay của các NHTM cổ phần áp dụng từ ngày 05/11/2008 giảm từ 1-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay đang áp dụng.
Lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng giảm từ 0,5-1,5%/năm so với thời điểm trước khi các Quyết định của NHNNcó hiệu lực (từ ngày 05/11/2008).
Việc NHNN quyết định giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng đã đưa lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng tiếp tục giảm nhẹ so với tuần trước đó. Trong đó, lãi suất bình quân cho vay qua đêm là 10,56%/năm. Đối với USD, lãi suất giao dịch bình quân phổ biến ở các mức dưới 4,86%, lãi suất cho vay qua đêm bình quân 1,40%/năm, các mức lãi suất ở các kỳ hạn 1 tuần trở lên dao động ở các mức từ 2,54% đến 3,93%/năm.
Sau khi quyết định cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng có hiệu lực, ngày 07/11/2008, các NHTM đã niêm yết tỷ giá bán phổ biến ở dưới mức trần được phép khoảng 48-50 đồng/USD.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ của doanh nghiệp
Một trong những chính sách NHNN vừa ban hành được dư luận hết sức ủng hộ là yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa như gạo, xi măng, thép...
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là cho phép các ngân hàng thực hiện việc đảo nợ, hình thành hợp đồng tín dụng với thời hạn mới, giúp ngân hàng giải quyết nợ đọng, nợ khó, đồng thời có điều kiện thuận lợi để linh hoạt trong chính sách tín dụng.
Biện pháp này cũng giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tháo gỡ về vốn do thời hạn phải trả, góp phần thúc đẩy hoạt động khởi sắc trở lại trong chu kỳ kinh doanh mới.
Giang Oanh