• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm gì để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí hiện nay

(Chinhphu.vn) - Thực hiện Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024", ngày 24/2, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023.

24/02/2023 19:19
Làm gì để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí hiện nay - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 - Ảnh: VGP/Quỳnh Ngọc

Đây là Dự án được triển khai theo phương thức xã hội hóa các nguồn lực có thể đóng góp cho sự phát triển của báo chí và thông qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước góp phần chuyển tải các giá trị tốt đẹp đến với xã hội.

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Tham dự Diễn đàn còn có hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Bình Định.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, báo chí hiện nay đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, đặc biệt là việc tự chủ tài chính. Do vậy, kinh tế báo chí là một vấn đề cấp thiết cần có lời giải đáp để báo chí Việt Nam phát triển; đặc biệt giải được bài toán kinh tế báo chí cũng giúp cho báo chí các địa phương có thể từng bước tự chủ tài chính, để có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng Việt Nam.

Để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí của địa phương, ông Phạm Anh Tuấn đề nghị các cơ quan báo chí phải nhanh chóng chuyển sang cơ chế đặt hàng, trong đó có các cơ quan báo chí của tỉnh. Tại Bình Định, các cơ quan báo chí cần có điều kiện về định mức, đơn giá cụ thể. Ngoài ra, cơ quan báo chí có thể ký hợp đồng thêm với các đơn vị có nhu cầu về mặt truyền thông. Khi tự chủ về mặt tài chính, cơ quan báo chí hoàn toàn có quyền đặt ra quy chế tài chính cho chi tiêu nội bộ, bảo đảm chi trả đúng người, đúng việc, theo chất lượng.

Đồng thời ông Tuấn cho biết thêm, năm nay, tỉnh Bình Định cũng dành khoản kinh phí cho hoạt động truyền thông theo nhu cầu của tỉnh, trong đó tỉnh ưu tiên cho những hoạt động truyền thông chính sách, tập trung truyền thông các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương...

Như vậy, bài toán về kinh phí cho cơ quan báo chí hoạt động là có. Tuy nhiên, để việc này được triển khai thuận lợi, các cơ quan báo chí phải xây dựng định mức, đơn giá và phải có sự thống nhất từ cơ quan chủ quản, cơ quan liên quan. Đối với những tác phẩm nằm trong cơ chế đặt hàng sẽ được nghiệm thu, đánh giá. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần ứng dụng công nghệ số. Nếu làm tốt việc này, các cơ quan báo chí sẽ hoạt động ổn định, đời sống bảo đảm.

Làm gì để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí hiện nay - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 - Ảnh: VGP/Quỳnh Ngọc

Còn Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm khẳng định, Diễn đàn là cơ hội để đại diện các cơ quan báo chí tâm sự, giãi bày, chia sẻ những cách làm hay, kinh nghiệm tốt để gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí hiện nay mà nhiều cơ quan báo chí gặp phải.

Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 diễn ra 2 phiên thảo luận, với 11 tham luận được trình bày liên quan đến các vấn đề, như: Thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu/hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan đến cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ; chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn đưa ra một số giải pháp cho kinh tế báo chí, như: Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới. Chuyển đổi số báo chí nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, bảo đảm vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Quỳnh Ngọc