• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm gì để hàng nội thắng hàng ngoại trên sân nhà

(Chinhphu.vn) - Tuần qua, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được tổ chức tại Hải Phòng, Ban chỉ đạo 127 TW đã đưa ra báo cáo đầy lo ngại về hiện tượng hàng ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường Việt Nam, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nay đến cuối năm sẽ rất phức tạp.

27/07/2009 19:50

Người tiêu dùng chọn hàng rẻ - Ảnh minh họa

Không nên "dễ tính"!

Thực tế cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã làm quen với việc mua hàng giá rẻ, hàng trốn thuế có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc cách đây hàng chục năm. Trong thời gian dài đó, số đông người tiêu dùng nhận ra rằng, nhiều hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam (như xe máy, quần áo, thực phẩm…) có chất lượng…thấp! Nhưng nghịch lý trong sự hợp lý là người tiêu dùng nước ta vẫn cứ mua hàng Trung Quốc bởi một lực hấp dẫn …giá rẻ. Những hàng nhập lậu vào ta không phải trong nước không làm được, song vì là hàng lậu, không chịu thuế nên giá rẻ hơn hàng trong nước.

Thời  kinh tế suy thoái người dân càng có lý do chính đáng để mua hàng Trung Quốc dù luôn đứng trước  nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng có khi còn có hại cho sức khỏe.  

Tâm lý “dễ tính” khi đi mua hàng của người dân đã đẩy kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc của nước ta tăng chóng mặt trong 10 năm qua, từ 673 triệu USD năm 1999 lên 15,652 tỷ USD năm 2008 (đây là số liệu thống kê theo đường nhập khẩu chính thức, chưa kể hàng nhập lậu cũng từ quốc gia này vào thị trường VN).

Tình hình hàng nhập lậu với giá bán cực rẻ không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn khiến các DN sản xuất trong nước lao đao.

Ông Hồ Đức Lam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa - cho rằng: "Nhiều năm nay, các DN nhựa VN đã phải đối đầu với hàng nhựa Trung Quốc. Các sản phẩm này vào thị trường VN đa số là hàng nhập lậu, hàng tồn kho chất lượng thấp và có giá bán rất rẻ nên chiếm lĩnh thị trường bình dân, cấp thấp".

Tất nhiên, việc chọn mua hàng nội hay hàng ngoại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và tâm lý của người tiêu dùng, điều này không ai có thể trách họ. Nhưng vấn đề đặt ra: Sự “dễ tính” của người tiêu dùng là nguyên nhân “kích cầu” cho hàng ngoại kém chất lượng và hàng lậu đua nhau vào thị trường nước ta ? Hay là do cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm ? Điều này chưa thấy ai trả lời. Nhưng ai cũng thấy Nhà nước đang bị thất thu về thuế do hoạt động buôn lậu gây ra. Còn doanh nghiêp sản xuất trong nước rơi vào cảnh lao đao bởi hàng ngoại giá siêu rẻ tràn ngập thị trường.

Làm gì để hàng trong nước có sức cạnh tranh

Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai một số biện pháp kích cầu như bù lãi suất, hỗ trợ vốn vay, giảm thuế... Thế nhưng, rất nhiều ngành thừa nhận, trên thực tế dù đã có những chính sách hỗ trợ sản xuất, kích cầu nhưng các DN vẫn khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hệ thống phân phối và phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu ngay trên sân nhà.

Ông Phan Xuân Hồng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt - May VN, TGĐ Cty May Saigon 3 - cho biết: "Mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các DN vay vốn với lãi suất thấp nhưng do đầu ra gặp khó khăn, các DN đang phải co cụm lại để tồn tại, nên nhiều DN thờ ơ với việc vay vốn. Trong khi đó, trên thị trường, các DN phải đối mặt với sản phẩm may mặc có giá thấp của Trung Quốc, lại được tiêu thụ thông qua tiểu thương phân phối nhỏ lẻ nên có mặt tràn lan trên thị trường". 

Thế nhưng, theo một số chuyên gia, việc các DN sản xuất trong nước chưa phát triển được trên sân nhà còn do các DN chưa tận dụng được một số cơ hội, phát triển hệ thống phân phối.

Trong khi đó, người tiêu dùng (NTD) chưa cẩn trọng, quan tâm đến chất lượng hơn là yếu tố giá khi chọn sản phẩm. Mặt khác, việc các cơ quan quản lý thị trường kiên quyết chống hàng lậu, kém chất lượng sẽ là một trong những biện pháp giúp kích cầu hàng nội địa.

Ông Nguyễn Chí Nguyện - Phó Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN TPHCM - cho biết: " Không phải đến bây giờ, mà từ lâu NTD đã rất lo việc sử dụng chất phụ gia, bảo quản, hóa chất trong thực phẩm, rau quả, mỹ phẩm, quần áo, đồ chơi trẻ em...

Mặc dù, Trung Quốc vẫn có những sản phẩm và thương hiệu đáng tin cậy với những ưu điểm về mẫu mã, giá cả, hệ thống phân phối rộng, nhưng gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nhập lậu với giá rẻ nhưng không bền, lạm dụng nhiều hóa chất được cho là xuất xứ từ Trung Quốc. Do vậy, NTD hãy là "người tiêu dùng thông minh" khi chọn mua những sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng. DN trong nước hãy xem đây là một cơ hội để tổ chức sản xuất, hệ thống phân phối, giành lại thị phần trong nước".

Ở một khía cạnh khác lại thấy rằng, hệ thống phân phối là các siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) thời gian gần đây đã ồ ạt tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi để kích cầu nhằm kéo lại tình trạng sức mua giảm sút.

Thế nhưng, các chương trình kích cầu này không chỉ kích cầu cho hàng nội mà có cả hàng ngoại nhập. Chẳng hạn như điểm qua hoạt động tại các trung tâm điện máy cho thấy, hàng loạt chương trình kích cầu, giảm giá đang được tung ra với mức giảm 20-70%, được quảng cáo rầm rộ nhưng trong số các sản phẩm bày bán, tỉ lệ hàng sản xuất trong nước rất thấp, chiếm không quá 10% với vài mặt hàng như bộ nồi, máy quạt, đèn sạc...; còn lại, hàng loạt sản phẩm điện gia dụng đang được giảm giá đều là hàng ngoại nhập. Tại các TTTM, siêu thị kinh doanh hàng tiêu dùng, tình hình này có cải thiện hơn, nhưng vẫn có không ít hàng ngoại nhập cũng đang được kích cầu.

Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C - cho biết: "Các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu do siêu thị và các nhà cung cấp phối hợp thực hiện vì 3 mục tiêu cho cả 3 bên: Nhà cung cấp quảng bá được sản phẩm và tăng doanh thu, giá bán sản phẩm rẻ hơn mang lại lợi ích cho NTD, còn siêu thị tạo được sự năng động trong thương mại, thu hút được khách hàng. Các chương trình kích cầu được thực hiện với tiêu chí ưu tiên hàng sản xuất trong nước và mặt hàng mới. Tuy nhiên, trong số các sản phẩm mới vẫn có hàng ngoại nhập và ở một số ngành hàng như đồ chơi trẻ em, sữa bột, điện máy - điện gia dụng, mỹ phẩm cao cấp thì hàng ngoại nhập chiếm tỉ lệ cao".

Điều này cho thấy, cho dù được hỗ trợ về kích cầu bằng nhiều cách, nhưng các DN sản xuất trong nước cần tạo được thế mạnh từ chất lượng sản phẩm, thương hiệu, tổ chức tốt hệ thống phân phối thì mới thắng được, dù là sân nhà.

Cần mạnh tay chống hàng lậu

Cần mạnh tay chống hàng lậu

Trong cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam ta cũng như nhiều nước trên thế giới lấy việc kích cầu và khai thác thị trường nội địa là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Đó là biện pháp hoàn toàn đúng đắn. Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là bế quan tỏa cảng, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO. Với hàng ngoại, chúng ta sẵn sàng chấp nhận một sân chơi bình đẳng, còn đối với hàng nhập lậu từ biên giới, một cuộc chiến tranh phá hoại thầm lặng theo kiểu du kích gặm mòn dần sức mạnh quốc gia.

Trước sự “lộng hành” của hàng ngoại nhập giá rẻ, vừa qua Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 1 mặt hàng ngoại nhập đầu tiên, đó là mặt hàng kính xây dựng nhằm bảo vệ cho kính trong nước. Bên cạnh đó, DN cũng hy vọng “gói kích cầu” của Chính phủ phát huy hết hiệu quả để sớm đưa họ thoát ra “cơn bĩ cực”.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì cả gói kích cầu của Chính phủ lẫn quyết định của Bộ Công Thương vừa qua mới là yếu tố cần chứ chưa đủ trong “cuộc chiến” chống lại mặt hàng kính giá rẻ nói riêng và nhiều mặt hàng giá rẻ ngoại nhập khác nói chung. Bởi, muốn cạnh tranh với hàng ngoại, triệt tiêu hàng lậu, trước hết bản thân DN trong nước phải nâng tầm bằng chính chất lượng, mẫu mã sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó họ cần phải có chiến lược chăm sóc khách hàng một cách tỉ mỉ để đổi lấy sự “cổ vũ” của người tiêu dùng trong nước với hàng nội địa. Nếu không làm được như vậy, thị trường nội sẽ mãi là sân chơi của hàng ngoại.

Đã đến lúc Luật Chống buôn lậu phải được thực thi nghiêm túc để bảo vệ nền kinh tế quốc gia. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng như hải quan, quản lý thị trường cần được phân định rõ trước hàng lậu .

Nhà nước cần một chế tài đủ mạnh để xử lý hàng nhập lậu như xử lý những tác nhân phá hoại đất nước. Các phương tiện truyền thông cần làm cho người tiêu dùng hiểu hàng nhập lậu cũng là một loại “giặc” để có một thái độ tích cực đối với “kẻ phá hoại ngọt ngào” qua lợi nhuận và giá rẻ này. Tất nhiên, về lâu dài, chúng ta cần một chiến lược nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước để hàng Việt Nam là niềm tự hào của người Việt Nam, đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoai, kể cả hàng nhập lậu.

Vũ Trọng