• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm gì để nâng cao giá trị nông sản?

Thời gian qua, giá cả nông sản, thực phẩm ở Đồng Nai cũng như trong cả nước luôn rơi vào cảnh bấp bênh. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn khắc phục tình trạng trên, doanh nghiệp và nông dân phải có sự liên kết chặt chẽ để tạo ra các vùng nguyên liệu lớn cho các nhà máy chế biến.

11/11/2010 12:14
Nông dân và doanh nghiệp đều thiệt Hiện nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở Đồng Nai cũng giống như trong cả nước, còn quá lỏng lẻo. Đa số nông dân còn sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thấy cây trồng - vật nuôi nào đang có giá thì chạy theo nên thường xuyên rơi vào cảnh giá cả thất thường. Do nông dân chạy theo các cây trồng - vật nuôi "thời thượng" dẫn đến mất cân đối cung - cầu: có mặt hàng quá nhiều bị dội chợ, trong khi có loại lại thiếu hụt. Về phía các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng khó tránh khỏi có khi nguyên liệu quá dồi dào, lúc thiếu hụt trầm trọng, phải ngưng sản xuất hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng, giảm khả năng cạnh tranh. Ông Vũ Duy Hưng, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn, cho biết: "Các nhà máy chế biến nông sản muốn sản xuất tốt phải có vùng nguyên liệu ổn định. Để có vùng nguyên liệu thì phải liên kết chặt chẽ với nông dân bằng các hợp đồng mua nông sản. Việc liên kết này sẽ giúp cả hai đều có lợi: doanh nghiệp yên tâm có vùng nguyên liệu sản xuất lâu dài, còn nông dân không phải lo đầu ra cho nông sản, sẽ tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, như vậy giá trị nông sản sẽ được nâng lên". Tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, nhận định: "Nếu doanh nghiệp và nông dân liên kết sẽ tạo chuỗi sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ thì nông sản, thực phẩm giảm được nhiều khâu trung gian, như thế lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp sẽ tăng cao. Đồng thời, khi có vùng nguyên liệu, các nhà máy chế biến có thể đầu tư, đặt hàng cho nông dân sản xuất những giống chất lượng cao đang được thị trường ưa chuộng để nâng khả năng cạnh tranh và giá trị của nông sản". Mặc dù diện tích trồng bắp của tỉnh lên đến hơn 70 ngàn hécta/năm nhưng đa số nông dân còn làm ăn riêng lẻ. Trong ảnh: Thu hoạch bắp giống mới ở Định Quán. Liên kết bắt đầu từ nông dân Theo các doanh nghiệp, để sản xuất nông sản tạo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, trước tiên nông dân sản xuất cùng một loại sản phẩm phải kết hợp với nhau tạo thành tổ hợp tác, câu lạc bộ hay hợp tác xã để việc ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho DN dễ thực hiện. Vì doanh nghiệp không đủ điều kiện đi ký hợp đồng với từng hộ sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời việc chuyển giao các kỹ thuật mới nhằm đẩy cao năng suất, chất lượng đáp ứng các đơn hàng lớn rất khó thực hiện. Đồng Nai có trên 300 ngàn hécta cây trồng, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng triệu tấn nông sản, song đa số được bán qua thương lái. Ở Đồng Nai, chỉ có cây mía tạo được sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Cụ thể, cây mía trong tỉnh được hai doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu là Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, Công ty CP mía đường La Ngà. Ông Trương Văn Thành, Giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho hay: "Nhà máy luôn khuyến khích nông dân trồng mía liên kết lại thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật mới dễ dàng hơn. Đối với những vùng trồng mía thành lập các tổ hợp tác, HTX, nhà máy sẵn sàng đầu tư vốn cao hơn". Không chỉ trong trồng trọt, chăn nuôi cũng rất cần liên kết để có đầu ra thuận lợi. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Xuân Phú, nói: "Nhờ liên kết tạo thành HTX, chúng tôi dễ dàng tìm được đối tác liên doanh trong thời gian dài. Vì vậy, doanh thu của HTX mỗi năm đạt gần 2 tỷ đồng và lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng/năm". Thực tế, để tạo được sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, trước tiên người dân phải tự tổ chức lại sản xuất với nhau, theo các hình thức làm ăn tập thể để có diện tích lớn, sản xuất cùng quy trình sản phẩm, đảm bảo số lượng lẫn chất lượng nông sản. Theo Báo Đồng Nai