• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm sâu sắc hơn giá trị văn hóa và con người Huế

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Văn hóa Huế-Con người Huế: Bảo tồn và phát triển”.

17/09/2021 16:28
Huế bảo lưu trong lòng mình nhiều di sản vô giá, mang tầm vóc thế giới
Đề án “Văn hóa Huế-Con người Huế: Bảo tồn và phát triển” (Đề án) hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, bảo đảm sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người...

Đề án cũng góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; hướng đến xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Đề án tập trung nghiên cứu 2 nội dung chính là giá trị văn hóa Huế và đặc trưng con người Huế. Cụ thể, đối với giá trị văn hóa Huế, các chuyên đề tập trung nghiên cứu về các loại hình vật thể-phi vật thể; các chủ đề về kiến trúc, xây dựng, quy hoạch của Huế xưa và nay; các loại hình về ẩm thực, cung đình và dân gian, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống; đặc điểm về văn hoá cung đình, văn hoá dân gian, văn hoá đô thị, mỹ thuật Huế …

Về đặc trưng con người Huế, các chuyên gia tập trung nghiên cứu về những giá trị văn hoá, con người Huế xưa và nay; những điều kiện hình thành tính cách, phong cách con người Huế; những tác động của điều kiện tự nhiên xã hội, những ưu điểm và nhược điểm; con người Huế trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế…

Lộ trình thực hiện là 36 tháng, từ 9/2021 đến tháng 9/2024.

Theo UBND tỉnh Thừa Hiên Huế, từ hơn 700 năm trước, đây đã là vùng đất tích tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Di sản văn hóa Huế là tài sản đặc biệt quý giá ẩn chứa những giá trị tinh hoa văn hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau. Người dân Huế luôn lịch thiệp, hiếu học, con người và cộng đồng dân cư luôn có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa. Chính các giá trị đặc sắc trên là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay.

Huế bảo lưu trong lòng mình nhiều di sản vô giá, mang tầm vóc thế giới. Huế đã trở thành “Một điểm đến, 7 di sản”, có nhiều di tích và di sản cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. 

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Hiện tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tập trung phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế.

Do vậy, việc xây dựng Đề án “Văn hóa Huế-Con người Huế: Bảo tồn và phát triển” là rất cần thiết để đáp ứng phục vụ kịp thời các chương trình, kế hoạch của tỉnh, đồng thời cung cấp các dữ liệu cần thiết để UBND tỉnh đề nghị công nhận các danh hiệu di sản văn hóa cấp quốc gia và quốc tế.

Thế Phong