• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm tượng đài khác với xây hạng mục, công trình đi kèm

(Chinhphu.vn) - Trả lời phóng viên, ngày 5/8, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) Vi Kiến Thành khẳng định việc gộp chung kinh phí làm tượng đài với kinh phí xây dựng các hạng mục, công trình đi kèm là không đúng.

05/08/2015 19:41

Ông Vi Kiến Thành

Xin ông cho biết, tiến độ triển khai của dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ ở Sơn La?

Hiện nay các mẫu phác thảo tượng đài Bác Hồ với các dân tộc tỉnh Tây Bắc đang được Hội đồng Nghệ thuật xem xét nhưng chưa có quyết định cuối cùng. Phác thảo sẽ xác định việc khối tượng đài và tượng gồm bao nhiêu nhân vật, bằng chất liệu gì, quy mô, không gian kiến trúc của công trình ra sao… từ đó mới có thể tiến hành xây dựng dự toán.

Ngoài ra, tượng đài thường đi liền với quảng trường, các công trình phụ trợ, các hạng mục khác nên phải tách ra cái nào là kinh phí xây dựng tượng đài, cái nào là kinh phí xây dựng các hạng mục khác… chứ không thể gom cả kinh phí làm tượng đài vào kinh phí xây dựng các hạng mục khác rồi gọi chung là kinh phí xây dựng tượng đài là không đúng.

Hiện nay có mức trần kinh phí cho xây dựng tượng đài không thưa ông?

Kinh phí xây dựng tượng đài phụ thuộc vào chất liệu và quy mô, nếu chúng ta chuyển từ đá xanh sang đá hoa cương là một chuyện rất khác. Tuy nhiên tôi cũng xin khẳng định, ở thời điểm này, tất cả những vấn đề dự án đặt ra, từ nội dung tác phẩm, ngôn ngữ điêu khắc, tạo hình cũng như kinh phí đều đang trong quá trình tính toán và xây dựng.

Cá nhân ông nhận xét thế nào về con số 1.400 tỷ đồng mà tỉnh Sơn La đưa ra để xây dựng tượng đài Bác Hồ cùng với các công trình khác như quảng trường, bảo tàng tỉnh…?

Cá nhân tôi cũng như nhiều người thấy cần phải cân nhắc con số này. Và với một tỉnh nghèo như Sơn La cần phải làm chặt chẽ từng khâu, theo đúng dự toán được phê duyệt, chứ không thể đưa ra con số ước lượng như vậy. Và thường các công trình lớn được thực hiện theo nhiều giai đoạn. Ví dụ từ nay đến 2017 chỉ làm một phần, rồi làm tiếp theo căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương để thực hiện bước tiếp theo. Đây là cả một quá trình, phân ra nhiều giai đoạn có thể kéo dài 5-10 năm. Chủ trương của Bộ VHTTDL đều nêu rõ trong các văn bản là không xây dựng tràn lan, không tham làm quảng trường, tượng đài… qui mô lớn.

Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng nhiều địa phương hiện nay thích xây dựng các công trình, tượng đài lớn?

Xây dựng tượng đài cần phải có sự đồng thuận vào cuộc người dân và chính quyền địa phương Xu hướng hiện nay của một số người là thích to, thích lập kỷ lục, thích hoành tráng. Thay đổi quan điểm này không đơn giản, không phải ngày một ngày hai, nhưng chắc chắn không phải cứ to lớn là có ý nghĩa hơn.

Mặc dù tượng đài thường bao giờ cũng phải gắn với không gian, môi trường cảnh quan xung quanh, nhưng không có nghĩa là phải có bảo tàng, đài liệt sĩ bên cạnh mà do nhu cầu của từng địa phương. Tuy nhiên, thực tế địa phương nào cũng muốn có quảng trường, có bảo tàng, có đài tưởng niệm liệt sĩ… trong quần thể đó có tượng đài Bác Hồ.

Xin cảm ơn ông!

Nguyệt Hà (thực hiện)