• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lần đầu tiên làm luật dựa trên sáng kiến của ĐBQH

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị Hội nghị triển khai Nghị quyết số 317/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo Dự thảo Luật hành chính công. Đây là lần đầu tiên một ban soạn thảo dự án luật đã được thành lập trên cơ sở sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội.

19/12/2016 13:10

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh công bố Nghị quyết số 317/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 01/12/2016 về việc thành lập Ban soạn thảo dự án Luật hành chính công.

Theo đó, Ban soạn thảo dự án Luật hành chính công gồm 27 người do Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh là Trưởng Ban soạn thảo.

Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo, Thành viên Ban soạn thảo thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 54 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trưởng Ban soạn thảo thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo với 24 thành viên và chỉ đạo Tổ biên tập biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản.

Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án Luật hành chính công để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.

Theo kế hoạch xây dựng, dự án Luật hành chính công dự kiến trình Quốc hội lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, tháng 10/2017.

Bày tỏ vui mừng, vinh dự trước sự ra đời của Ban soạn thảo Dự án. Nhấn mạnh trong bối cảnh xây dựng Chính phủ  kiến tạo, hành động, phục vụ người dân, Trưởng Ban soạn thảo Trần Thị Quốc Khánh cho rằng việc triển khai Nghị quyết số 317/NQ-UBTVQH14  của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh khẳng định đây là dấu ấn trong công tác lập pháp của Quốc hội khi mà lần đầu tiên ban soạn thảo dự án luật được thành lập trên cơ sở sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cũng cho rằng dự án Luật hành chính công là dự án luật tương đối khó, phạm vi rộng, cần phải làm rõ phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với các luật hiện hành. Vì vậy, cần có sự tập trung, nỗ lực, phát huy tinh thần, trí tuệ của từng thành viên Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng luật.

Tại Hội nghị, các thành viên Ban soạn thảo đã thảo luận, góp ý vào quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, Kế hoạch xây dựng dự án Luật... Tán thành với việc cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật hành chính công, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý kỳ vọng dự án Luật sẽ có những biện pháp mạnh tác động đến quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh thắt chặt kỷ luật, kỷ cương cán bộ công chức nhà nước. Cũng cần lưu ý, việc xây dựng Dự thảo Luật trước tiên phải xác định phạm vi điều chỉnh, chính sách pháp luật, bảo đảm quy trình của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tránh trùng lặp với các Luật khác và phải có đặc thù riêng.

theo Quochoi.vn