Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch kiểm tra phim của bệnh nhân bị bệnh cột sống. Ảnh CAND |
Phương pháp này được thực hiện phổ biến tại Mỹ và các nước phát triển trên thế giới với tỷ lệ thành công trên 95%. Khi thay đĩa đệm, bệnh nhân chỉ phải mổ mở một đường nhỏ trước bụng, lấy bỏ đĩa đệm tổn thương, sau đó đĩa đệm nhân tạo đàn hồi được cấy ghép vào cùng lúc, nhằm giữ lại khả năng chuyển động bình thường của cột sống. Thời gian phẫu thuật khoảng hơn 1 giờ. Đĩa đệm nhân tạo có khả năng thay thế bắt trước một số chức năng của đĩa đệm bình thường và đồng thời ngăn sự thoái hóa của các đĩa đệm thắt lưng liền kề.
Các chuyên gia cho biết, phương pháp phẫu thuật này vẫn bảo tồn nguyên vẹn chức năng vận động của cột sống thắt lưng và chức năng vận động của cột sống, nhờ vậy, sau mổ BN vẫn cử động vùng thắt lưng bình thường không bị cứng, hạn chế. Do đĩa đệm nhân tạo có chức năng sinh lý như đĩa đệm thật nên giảm nguy cơ tổn thương các đĩa đệm liền kề khi so sánh với các phương pháp làm cứng cột sống kinh điển.
Sau phẫu thuật 3 ngày BN đã có thể tự ngồi dậy, tập đi lại bình thường. Với phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo đàn hồi, không những giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau đớn mà còn giữ lại được chức năng mềm dẻo của cột sống, giúp BN trở lại cuộc sống bình thường.
Ở Việt Nam, kỹ thuật mới này càng có ý nghĩa, vì bệnh đau lưng phổ biến ở khoảng 30% dân số, nhất là do tổn thương đĩa đệm, do thoái hóa tự nhiên, hay do tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai qui cách... Trước đây, với các trường hợp đau lưng mạn tính, thường chỉ phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống hàn xương liên thân đốt, làm cứng hoàn toàn một đoạn cột sống. Do đó, khiến BN hạn chế vận động sau mổ, thời gian phục hồi lâu.
Thảo Nguyên