• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làn sóng “Chiếm Phố Wall” vẫn chưa dừng lại

(Chinhphu.vn) – Bùng phát từ ngày 17/9 với cuộc biểu tình trước Sở Giao dịch chứng khoán New York, Hoa Kỳ, đến nay, làn sóng của phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” đã lan tới khu tài chính London của nước Anh sang ngày thứ 2.

17/10/2011 10:54

   

 Tại khu tài chính London, nước Anh

 Tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ

Như vậy, các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp các châu lục. Điều đặc biệt là các cuộc biểu tình này đã diễn ra tại các nơi quan trọng mang tính biểu tượng của nền kinh tế toàn cầu, như Phố Wall (New York, Hoa Kỳ), City London (Anh),  Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt (Đức)…

Tham gia biểu tình có đủ các thành phần, từ công chức, giáo viên, sinh viên, người thất nghiệp và cả những du khách qua đường.

Phong trào “Hãy chiếm đóng Phố Wall - Occupy Wall Street” bùng phát từ Hoa Kỳ, là các cuộc biểu tình tự phát với mục đích lên án chính sách của giới chủ ngân hàng và các tài phiệt gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, khiến hàng triệu người bị mất công ăn việc làm và hàng triệu người rơi vào cảnh đói nghèo, không có việc làm và bị tịch thu nhà ở.

   

 Trên đường phố Tokyo, Nhật Bản

 Ở Frankfurt, Đức

Những người biểu tình tỏ thái độ bất bình về tình trạng mà theo họ thiểu số 1% trong dân số (giới tài phiệt) lại độc quyền chiếm quyền lực và tài sản của đất nước. Một khẩu hiệu thường được nghe trong  các cuộc biểu tình chống Phố Wall là “Chúng tôi tượng trưng cho 99% dân số còn lại”.

Tại nhiều nước châu Âu, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là các nước có đông người tham gia biểu tình.

Ở Madrid, thủ đô Tây  Ban Nha, hàng chục nghìn người biểu tình giương các khẩu hiệu đòi dân chủ. Tại Bồ Đào Nha, hàng chục nghìn người đã xuống đường. Khẩu hiệu nổi bật ở đây là chống sự can thiệp của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tại Italia, các cuộc biểu tình đã dẫn đến bạo động ở thủ đô Roma.

   

 Tại Hongkong, Trung Quốc

 Người biểu tình ở Manila, Philippines

Biểu tình cũng đã lan sang châu lục khác như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Hongkong… và dấu hiệu lan rộng của nó vẫn chưa dừng lại…

Nguyên nhân của những cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ

Người ta cho rằng phong trào "Chiếm Phố Wall" không có mục tiêu rõ ràng, dù rằng những người biểu tình lên tiếng chống lại “1% những ông chủ giàu có của các công ty hay ngân hàng lớn,” hệ thống thuế khóa thiếu công bằng, nạn thất nghiệp tăng cao hay cách biệt thu nhập quá lớn.

Những gì họ mong muốn cũng thật đơn giản, họ chỉ muốn tiếng nói của mình được lắng nghe và những cuộc biểu tình được diễn ra một cách tự nhiên. Tuy không có một mục tiêu hay lịch trình cụ thể, nhưng phong trào này lại không ngừng tăng lên về con số và họ ngày càng có tổ chức hơn.

Khi lan sang thủ đô Washington, những người biểu tình mang theo một tinh thần khác, họ không chỉ lên án sự tham lam của một bộ phận giàu có mà còn chỉ trích Chính phủ không giải quyết được những bức xúc của người dân.

Mục tiêu của phong trào là gì? Quan sát những khẩu hiệu, biển chữ giương lên trong các cuộc biểu tình thì có nhiều đòi hỏi. Đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi Hoa Kỳ rút quân về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.

Khẩu hiệu của phong trào là 99% hàm ý 99% số dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.

Vậy những con số về khoảng cách giàu nghèo đó ra sao?

Theo giáo sư Joseph Stiglitz, Đại học Columbia, chủ nhân giải Nobel kinh tế 2001 thì hiện nay, 1% người giàu nhất Hoa Kỳ làm chủ 40% tài sản của nước này. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản. Một phần tư thế kỷ trước 33% tài sản quốc gia do 1% giới giàu làm chủ.

Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Năm 1976 con số này chỉ 9%. Như thế trong 35 năm qua, người giàu ngày càng giàu hơn.

Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học William Domhoff từ Đại học California, Santa Cruz cho thấy 1% người giàu nhất chiếm chỉ 5% tổng số nợ của Hoa Kỳ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó.

Lúc đầu giới lãnh đạo và cả các cơ quan truyền thông coi thường phong trào, cho rằng tham gia biểu tình là những người không có công việc làm và chẳng biết làm gì hơn là xuống đường. Nhưng trong những tuần qua các cuộc biểu tình tại nhiều nơi đã được chú ý.

Rõ ràng, khi những nhu cầu thiết yếu của người dân không được đáp ứng thì họ phải lên tiếng và "Chiếm Phố Wall" là khởi đầu cho một chuỗi những phong trào đòi sự bình đẳng trong xã hội. Dù rằng chỉ là tự phát và chưa có một tổ chức cụ thể, nhưng với những trào lưu đang lan rộng ra khắp thế giới, phong trào hẳn sẽ đem được ý nguyện của người dân là được lắng nghe và giải quyết.

Nguyễn Chiến