• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làn sóng di cư: Mọi ngả đường đều đổ về châu Âu

(Chinhphu.vn) - Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) dự báo, từ nay cho tới tháng 11, mỗi ngày sẽ có khoảng 3.000 người tị nạn đổ về Nam Âu và một số lượng kỷ lục đã nhập cư vào Hungary.

27/08/2015 14:00
Chỉ tính trong năm nay, khoảng 100.000 người di cư, chủ yếu đến từ Syria và các quốc gia xung đột ở Trung Đông đã vào Serbia để tìm cách trốn sang Hungary và khu vực tự do đi lại Schengen của Liên minh châu Âu.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho rằng, tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải cùng gánh trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai này, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải "phân chia hạn ngạch một cách công bằng" cho các gia đình đang xin tị nạn.

Theo số liệu của cơ quan này, gần 300.000 người đã vượt Địa Trung Hải trong năm nay, 181.500 người trong số này đã “cập bến” Hy Lạp và 108.500 người đã tràn vào Italy.

Khoảng 10.000 người từ Hy Lạp tìm đường sang Macedonia, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của chính quyền sở tại.

"Họ đi thành các nhóm lớn khoảng 300-400 người và sau đó tiếp tục di chuyển bằng tàu hỏa hoặc xe bus đến Serbia. Chúng tôi nghĩ với dòng người cùng hướng di chuyển như hiện trạng, mỗi một ngày phải có tới 3.000 người tị nạn" – phát ngôn viên của UNHCR Melissa Fleming cho biết.

"Chúng tôi chẳng trông chờ gì vào việc có thể ngăn dòng người tị nạn này trong những tháng tới đây, bởi trời quang mây tạnh có thể khiến họ lại tiếp tục vượt Địa Trung Hải", bà Melissa Fleming nói thêm.

Trở ngại cuối cùng là Hungary, từ đây, những người tị nạn tiếp tục hành trình của mình hướng về phía Bắc, mặc cho những nỗ lực của chính phủ nước sở tại để ngăn chặn tình trạng này.

Theo số liệu của cảnh sát, hôm thứ hai, 2.093 người nhập cư trái phép đã bị bắt giữ, đây là con số lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. Trong những tuần gần đây, trung bình mỗi tuần có 1.493 người nhập cư.

Tại các nhà ga ở Budapest, các tình nguyện viên đã thiết lập một khu vực quá cảnh, cung cấp thực phẩm, nước ấm và hỗ trợ cho khoảng 300 người nhập cư mỗi ngày.

Một số người có lều, nhưng hầu hết trong số họ đều ngủ trong điều kiện khá chật chội ngay trên bãi cỏ tại nhà ga.

Abdul Jalil Rauzi, một người nhập cư từ thủ đô Kabul cho biết: "Đây là chỗ khá tốt để có thể ở lại một vài ngày. Họ đã cho chúng tôi tất cả mọi thứ thiết yếu như nhà tắm, nhà vệ sinh, thực phẩm, nước".

Rauzi đi cùng những người bạn và anh em trai đến Hungary. Hành trình và đích đến của họ sẽ là Đức.

Tại biên giới Hungary-Serbia, một người nhập cư khác là Hassan cho biết, anh ta mất 1.150$ cho chuyến đi, trẻ em thì chỉ phải trả một nửa giá.

Chính phủ Hungary đang xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia. Thủ tướng Hungary Viktor Orban ủng hộ quyết định này và cho rằng Brussels không thể tìm ra các giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Đảng cầm quyền của ông sẽ trừng phạt bất cứ ai có ý định phá vỡ hàng rào với mức phạt có thể lên tới 4 năm tù giam.

Khoảng 90% người tị nạn rời Hungary trong một vài ngày. Các tình nguyện viên làm việc tại các nhà ga ở Budapest nói rằng hầu hết những người di cư cần trợ giúp đều là người Afghhanistan. "Dân Syria, thường có nhiều tiền hơn và có thể tự tổ chức những cuộc di cư cho mình".

Làn sóng nhập cư trái phép, theo các tình nguyện viên đã làm cho nhiều người Hungary bị sốc. Khoảng 140.000 người nhập cư đã đổ về Hungary trong năm nay, con số này lớn gấp 3 lần con số của cả năm 2014.

Theo UNHCR, Đức và Thụy Điển đã tiếp nhận 43% số người nhập cư vào EU. Áo cũng đã tiếp nhận một "tỷ lệ đáng kể". Còn các quốc gia khác chỉ tiếp nhận gọi là.

"Chúng tôi tin rằng, nếu có những biện pháp hợp lý, châu Âu sẽ có thể khắc phục được vấn nạn này. Các con số thống kê hiện nay lớn hơn đáng kể so với năm trước, tuy nhiên, nó cũng không thể đảo lộn cả châu Âu”, bà Melissa Fleming nhận định.

Thu Lam

(Theo Vestifinance)

Ngày 26/8, Chính phủ Đức quyết định chi thêm 500 triệu euro (570 triệu USD) để hỗ trợ các địa phương tiếp nhận người tị nạn trong năm nay, trong bối cảnh dòng người tìm kiếm tị nạn tại Đức đang tăng cao.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Chính phủ Đức đang xem xét trình dự luật sửa đổi vào tháng 9 tới để giúp giải quyết tốt hơn vấn đề người tị nạn tại nước này. Đức hiện là một trong nhiều quốc gia châu Âu đang phải "đau đầu" với vấn nạn người nhập cư. Trong năm nay, nước này có thể sẽ tiếp nhận tới 800.000 người tị nạn đến từ các nước chịu đói nghèo và xung đột.

Cùng ngày (26/8), Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố sẽ không đóng cửa biên giới để chặn dòng người di cư, song đề nghị lãnh đạo các nước EU giúp xây dựng kế hoạch cụ thể để đối phó với hàng chục nghìn người di cư đang ồ ạt kéo tới khu vực Balkan.

Trong khi đó, Ủy viên nhân quyền của Serbia, Brankica Jankovic đưa ra đề xuất cho phép người di cư tới nước này được định cư tại hàng trăm ngôi làng bỏ hoang từ các cuộc chiến tranh trong những năm 90 của thế kỷ trước.