• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lan tỏa phong trào yêu di sản văn hóa Việt qua hội họa

(Chinhphu.vn) - Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ II- năm 2025” nhằm khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc.

30/08/2024 11:35
Lan tỏa phong trào yêu di sản văn hóa Việt qua hội họa- Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam - Ảnh: VGP/Minh Thúy

Đưa tình yêu di sản dân tộc đến gần với giới trẻ và cộng đồng

Tiếp nối thành công của cuộc thi lần thứ nhất - năm 2023, cuộc thi vẽ tranh "Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ II - năm 2025" được phát động bắt đầu từ tháng 9/2024 và kết thúc vào ngày 30/9/2025. Công tác chấm, trao giải, in sách, triển lãm diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11/2025.

Chia sẻ về chương trình ý nghĩa này, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam cho biết, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp để lan tỏa tình yêu di sản đến với đông đảo cộng đồng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa. 

Cuộc thi "Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa" đã mở ra hướng đi mới trong việc tiếp cận lịch sử cho giới trẻ hiện nay khi thời đại công nghệ đang phát triển mạnh. Các tác phẩm tham gia trong cuộc thi chính là kết tinh của tình yêu đối với đất nước và di sản văn hóa Việt. Trong tương lai đầy hứa hẹn, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam sẽ có những hướng đi mới đưa di sản văn hóa đến gần hơn với mọi lứa tuổi.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi vẽ tranh "Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa" lần thứ II nhằm tạo ra một sân chơi để các họa sỹ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa. Qua đó khuyến khích, động viên, tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ, tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay. Đây là hoạt động thiết thực, cụ thể, ý nghĩa đóng góp vào sự nghiệp chung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Lan tỏa phong trào yêu di sản văn hóa Việt qua hội họa- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam Tô Văn Động - Ảnh: VGP/Bảo Ngọc

Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Tô Văn Động cho biết, để khuyến khích các tác giả trẻ tham gia và tạo sự lan tỏa lớn tới mọi đối tượng khán giả, cuộc thi năm nay có thêm 3 giải trẻ (độ tuổi từ 6 đến 22 tuổi), mỗi giải trị giá 30 triệu đồng. Ngoài ra, 70 tác phẩm lọt vào chung khảo được hỗ trợ 5 triệu đồng/tác phẩm cùng giấy chứng nhận từ Ban Tổ chức.

Theo thể lệ, đối tượng tham gia cuộc thi là những người yêu hội họa; khuyến khích các họa sỹ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài…

Các tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do. Không hạn chế số lượng tác phẩm tham gia cuộc thi. Tác giả gửi bài dự thi không đăng tải tác phẩm của mình lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tranh dự thi được vẽ bằng tất cả các chất liệu hội họa gồm: Sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, màu nước, bút sắt, acrylic, các thể loại tranh đồ họa, các kỹ thuật in, khắc (gồm khắc gỗ, khắc cao su, khắc kim loại, in độc bản...). 

Lan tỏa phong trào yêu di sản văn hóa Việt qua hội họa- Ảnh 3.

Công chúng tham quan triển lãm Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I - năm 2023

Quảng bá, lan tỏa để công chúng tham dự Cuộc thi mạnh mẽ hơn

PGS.TS Đỗ Văn Trụ cho biết: "Năm nay cuộc thi được Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ bảo trợ truyền thông, sẵn sàng hợp tác với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, đồng hành cùng với Hội để tuyên truyền thông tin một cách nhanh chóng và rộng rãi".

Đặc biệt, Ban Tổ chức đã đến các trường đại học để phổ biến quy chế cuộc thi và động viên nhiều họa sĩ trẻ, các thầy cô giáo và các em sinh viên tham gia. 

Năm nay, Ban Tổ chức đã dành thời gian dài hơn (khoảng hơn 1 năm thay cho gần 4 tháng trước đây) để các tác giả tập trung thể hiện tác phẩm của mình. Ban Tổ chức hy vọng, cuộc thi sẽ thu hút được nhiều người tham gia, có sức lan tỏa rộng rãi và thành công hơn.

Cuộc thi vẽ tranh "Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa" được triển khai từ tháng 9/2024 đến tháng 11/2025. Hạn cuối nhận tranh gửi dự thi: 24h00 ngày 30/9/2025. Dự kiến lễ tổng kết, triển lãm và trao giải thưởng vào dịp kỉ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2025.

Tổng giải thưởng Cuộc thi trị giá 975 triệu đồng, với 30 giải, gồm có: 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng; 1 giải Nhất 75 triệu đồng; 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng; 3 giải Ba mỗi giải 40 triệu đồng; 20 giải khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng; 3 giải trẻ (dành riêng cho học sinh, sinh viên từ 6-22 tuổi) mỗi giải 30 triệu đồng; 70 tác phẩm được chọn vào Chung khảo mỗi tác phấm được 5 triệu đồng hỗ trợ nguyên vật liệu sáng tác cùng Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức. Các tác phẩm đoạt giải sẽ được lựa chọn để triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và một số địa chỉ văn hóa khác.

Minh Thúy-Bảo Ngọc