• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sâu lắng những vần thơ nhớ Bác

(Chinhphu.vn) - 9h45' ngày 2/9/1969, "quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ" của Bác Hồ ngừng đập. Với toàn Đảng, toàn dân ta "Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn!" Ngay sau khi nhận tin đau đớn này, nhiều nhà thơ đã viết những bài thơ khóc Bác, nhớ Bác và nguyện làm theo những lời Người căn dặn.

02/09/2022 14:43
Lắng đọng sâu xa những vần thơ tưởng nhớ Bác Hồ - Ảnh 1.

Bác Hồ bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ tháng 5/1958 - tháng 8/1969 - Ảnh tư liệu TTXVN

Ngược dòng thời gian về 53 năm trước, sau ngày Bác mất (2/9/1969), nhà thơ Tố Hữu là một trong những người viết về nỗi đau này sớm nhất.

Chiều 2/9/1969, trong lúc đang điều trị bệnh tim ở Bệnh viện Việt-Xô, được tin Bác mất, nhà thơ từ bệnh viện trở về tìm đến ngôi nhà sàn của Bác. Sau đó ông đã thức cả đêm viết bài thơ "Bác ơi".

Nỗi đau Bác không còn nữa trong lòng nhà thơ đã hòa với đất trời trong một chiều Hà Nội mưa tầm tã: "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa/Chiều nay con chạy về thăm Bác/Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa".

Nhà thơ "lần theo lối sỏi quen" đến ngôi nhà sàn nơi Bác ở trong Phủ Chủ tịch, thấy tất cả đều vắng lặng: Chiếc chuông nhỏ không còn reo nữa, phòng lặng, rèm buông… Và lúc ấy nhà thơ òa khóc nức nở, không tin đó là sự thật: "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!"…

Ít lâu sau, khi nỗi đau dịu lại, nhớ Bác, biết ơn Bác, nhà thơ Tố Hữu đã viết trường ca "Theo chân Bác" (tháng 1/1970).

Đúng như tên gọi, 500 câu thơ trong trường ca 120 khổ thơ này, mỗi câu thơ đi theo từng dấu chân Bác trong cuộc đời đầy thử thách, gian lao, trong sự nghiệp vĩ đại, trong quyết tâm, ý chí sắt đá và tình yêu thương nhân dân vô bờ bến của Người.

Tất cả đều nói về Bác. Dù Bác đi xa nhưng Người vẫn gần ta mãi. Vì thế, có những câu thơ thật lạ, như lời tâm sự, như lời an ủi: "Con cá rô ơi chớ có buồn/Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn/Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái/Bác vẫn chăm, tay tưới ướt bồn"….

"Theo chân Bác" được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu và cũng là một trong những bài thơ hay nhất tỏ bày tình cảm với Bác Hồ sau ngày Người mãi mãi đi xa.             

Cũng trong những ngày đau thương ấy, ở Hải Dương, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã không kìm được nỗi đau khi Bác Hồ không còn nữa.

Bài thơ "Cháu thề phấn đấu suốt đời" mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết ngày 4/9/1969 mới nghe nhan đề tưởng là cứng cỏi nhưng ngay những dòng đầu tiên lại là tiếng nức nở đau thấu tâm can của cậu bé 11 tuổi: "Cháu buốt ở trong tim này/Chỗ đeo tang suốt đêm ngày Bác ơi!/Cháu không nói được nên lời/Cháu ngồi cháu khóc đất trời đổ mưa".

Với nhà thơ Việt Phương, người cũng có những dịp gặp Bác Hồ, trong nỗi đau chung của cả dân tộc, ngay sau khi Bác mất, ông đã viết bài thơ "Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương" (viết từ ngày 4-10/9/1969).

Nỗi mất mát lớn lao với ông thoạt đầu như nỗi đau riêng, thật khó chia sẻ: "Con đóng cửa buồng, ở mình con với Bác/Chưa muốn cùng ai chia bớt nỗi đau này…/Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất"…

Rồi khi nhận ra điều đó là sự thật "Đêm nay nghìn vạn chúng con xếp thành hàng đi viếng Bác", những dòng cảm xúc nhớ Bác, biết ơn công ơn của Bác với đất nước, với dân tộc của nhà thơ trào dâng. Khi đọc bài thơ ta hiểu rằng Bác Hồ dù đi xa nhưng vẫn để lại cho chúng ta "muôn vàn tình thân yêu" như những dòng cuối bản Di chúc của Người.

Một bài thơ nổi tiếng khác được viết ngay sau ngày Bác mất là của nhà thơ Hải Như. Bài thơ "Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi" hoàn thành chiều 8/9/1969, đưa người đọc vào khung cảnh thiêng liêng vì "Bác vừa chợp mắt": Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi!  Trong nỗi đau khôn nguôi ấy, nhà thơ dặn dò mọi người: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu/Trọn cuộc đời, Bác có ngủ yên đâu"  và tấm lòng yêu thương của lớp cháu con dành cho Bác lúc này mới có dịp bộc lộ "Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"...

Những dòng thơ như vậy còn rất nhiều nữa nhưng ở khía cạnh khác, cũng trong những bài thơ ấy, trong nỗi đau ấy, hình ảnh Bác Hồ hiền từ mà vĩ đại đã được các nhà thơ tái hiện.

Rồi cũng chính từ những lời dặn dò của Bác về việc Người "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác" chỉ là một chuyến đi xa thôi đã làm cho chúng ta nén đau thương để tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước như mong ước của Người.

 Với nhà thơ Tố Hữu, nhớ lời Bác dặn, sau nỗi đau là quyết tâm lớn lao, vững chãi: "Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn". Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa tự hứa với Bác, với chính mình: "Cháu thề phấn đấu suốt đời/Như lời Bác dặn, như lời Bác khuyên".

Hòa trong dòng xúc cảm ấy, nhà thơ Hải Như nén nỗi đau để khuyên giải: Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi/Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn/Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than". Lời thơ là lời động viên, thôi thúc chúng ta làm theo lời Bác khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày ấy vẫn còn ác liệt.

Kể từ ngày Bác đi xa, 53 năm đã qua. Đọc lại những bài thơ được viết ngay sau khi Bác mất, chúng ta càng nhớ Bác và quyết tâm thực hiện lời dạy của Người để xây dựng một nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"./.

Chi Phan