• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làng văn hóa Duyên Yết, Phú Xuyên: Chuyện kể trước thềm xuân mới

HNP - Tết đã về thật gần, người người vui tươi, nhà nhà háo hức. Sự vui tươi, háo hức ấy ở làng Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội còn được nhân lên gấp bội trong mùa xuân Nhâm Thìn này bởi đây là làng đầu tiên của Thủ đô Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng vì có thành tích xuất sắc trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Những câu chuyện kể ở làng trước thềm xuân mới giúp chúng ta hiểu vì sao ngôi làng này bình yên đến vậy.

23/01/2012 00:11
Khu dân cư số 1, làng Duyên Yết tập “Chạy lợn” chuẩn bị cho lễ hội xuân Nhâm Thìn


Hội chạy lợn có một không hai

Nếu như những năm trước, thời điểm này, người dân Duyên Yết chuẩn bị đón tết theo từng gia đình thì năm nay họ chung sức, chung lòng chuẩn bị cho cái tết to nhất của làng từ trước đến nay. Tết Nhâm Thìn của làng Duyên Yết sẽ kéo dài tới ngày 7 tháng Giêng, ngày hội Chạy lợn, ngày đón Huân chương Lao động hạng Ba. Trước sự kiện này, cụ ông Phan Trung Dũng, 86 tuổi, trú tại khu dân cư số 1 như được hồi sinh. Cụ ra nhà văn hóa xem đám con cháu tập dượt cho lễ lội chạy lợn như thế nào, động tác, nghi lễ có đúng truyền thống hay không. Vừa xem, cụ vừa nhớ lại bài thơ mang tên “bài ca mồng bảy tháng Giêng” do một nhà giáo sáng tác từ năm 1940 và chép tặng mọi người. Bài thơ có đoạn “Nhớ ngày mồng bẩy tháng Giêng. Hạ nêu ta đến đình Diền ta xem. Xem dân chạy lợn đã quen. Chỉ năm bẩy phút đã nên cỗ bàn”.
Xưa, người dân làng Diền (nay là làng Duyên Yết) mổ lợn tế thần trong lễ hội làng hết 5-7 phút thì nay chỉ cần khoảng 2 phút, những bộ phận ngon nhất của con lợn đã được lấy ra, nấu chín và bày lên mâm. Những sản phẩm trên mâm lễ dâng thần gồm: Thủ, đuôi, tề vai (thịt vai), tề mông, gầu o (ức), gầu bụng, đĩa tiết và đĩa ngũ tạng gồm tim, gan, phổi, lá lách, cật. Đuôi được gắn vào miệng lợn với ý nghĩa khuyên răn dân làng sống phải có trước, có sau, có đầu, có đuôi. Những miếng thịt cắt phải thật vuông vắn, kích cỡ 10x10cm, được bày vào đĩa tròn tượng trưng “trời tròn, đất vuông” trong sự tích “bánh chưng, bánh dày”. Lá mỡ chài ngoài dạ dày lợn (bàn tha) được tráng nước nóng, phủ lên thủ lợn với ý nghĩa “nhiễu điều phủ lấy giá gương”… Đây là những nét đặc trưng nhất, nhân văn nhất trong lễ hội chạy lợn ở Duyên Yết bởi đó là những triết lý sống, là cách ứng xử của người dân nơi đây. Một điểm đặc biệt nữa là, để lễ hội linh thiêng, những “ông lợn” phải được chính người dân trong làng nuôi dưỡng với độ chăm sóc đặc biệt, duy trì ở trọng lượng 60kg. Trước lễ hội 10 ngày, những “ông lợn” chỉ ăn cháo gạo nếp, hằng ngày được tắm rửa bằng nước lá thơm.
Làng Duyên Yết có 3 khu dân cư, 698 hộ gia đình với 3.005 nhân khẩu. Sau nhiều năm gián đoạn, làng Duyên Yết khôi phục lễ hội chạy lợn từ năm 1999 và duy trì tổ chức 5 năm một lần. Hiện lễ hội độc đáo này nằm trong danh sách “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” của Bộ VH,TT&DL. Kinh phí tổ chức lễ hội có năm được Nhà nước hỗ trợ, có năm do dân làng tự đóng góp. Lễ hội xuân Nhâm Thìn đón nhận Huân chương Lao động là do dân làng tự đóng góp. Trong ngày hội, 3 đội gồm toàn nam giới đại diện cho 3 khu dân cư sẽ tiến hành rước lợn và mổ lợn tế thần, đội nào làm nhanh nhất, đẹp nhất sẽ giành chiến thắng. Đội chiến thắng theo quan niệm của dân làng sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn trong năm.
Thần tích ở đình Thượng và trong dân gian truyền miệng nói rằng, lễ hội “Chạy lợn” xuất hiện ở làng Duyên Yết đã hàng ngàn năm, từ ngày Đức Cao Sơn Đại vương trên đường dẫn quân đi giúp Hùng Vương thứ 18 đánh quân Thục nghỉ chân tại làng. Các bô lão khẩn khoản xin được làm lễ khao quân. Đức Thánh chỉ đồng ý với điều kiện dân làng phải soạn sửa thật nhanh. Và khi mọi người còn chưa kịp uống xong chén trà, các bô lão làng Duyên Yết đã dâng lên Đức Thánh mâm lễ làm từ con lợn đang sống, chứng minh rằng, dân làng có thể làm bữa cỗ khao quân nhanh ngoài sức tưởng tượng. Thấy được thành ý của người dân trong việc soạn cỗ, Đức Thánh truyền dừng chân, thụ lễ.
Bảo ban nhau xây dựng đời sống văn hóa
Vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, nên khi Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TD ĐKXD ĐSVH) được phát động, Duyên Yết là một trong những làng đầu tiên trên địa bàn huyện Phú Xuyên đăng ký tham gia. Chỉ sau 2 năm xây dựng, Duyên Yết trở thành làng văn hóa cấp tỉnh vào năm 2000 do UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận, năm 2004, làng được công nhận lần 2 và liên tục giữ vững danh hiệu từ đó đến nay với hơn 90% số hộ đạt gia đình văn hóa mỗi năm; gần 100% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông sạch sẽ; 100% số hộ được dùng nước sạch, tích cực tham gia vệ sinh môi trường vào thứ 7 hằng tuần; làng không còn hộ đói, không còn hộ gia đình chính sách nghèo…. Ông Phùng Quang Trung, Trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở VH,TT&DL Hà Nội khẳng định: “Duyên Yết là một trong số ít các địa phương của cả nước đạt được thành tích như vậy trong Phong trào TD ĐKXD ĐSVH”.
Chia sẻ “bí quyết” thành công, trưởng thôn Đồng Văn Kếch nói: Thực hiện TD ĐKXD ĐSVH, trước hết, mỗi người dân chúng tôi được hưởng lợi bởi đời sống tinh thần phong phú hơn, lành mạnh hơn, kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất hạ tầng phát triển hơn, do vậy người dân chúng tôi vận động, bảo ban nhau xây dựng đời sống văn hóa bằng việc phát huy truyền thống của làng. Đó là lối sống có trước, có sau, kính trên nhường dưới, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Cùng với đó, Ban chỉ đạo xây dựng làng văn hóa, ban soạn thảo quy ước xây dựng làng văn hóa liên tục được kiện toàn để phong trào không bị gián đoạn. MTTQ với thôn nhiệm vụ củng cố khối đoàn kết đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, tuân thủ pháp luật và các quy ước của làng đề ra, tham gia phòng chống các TNXH, giải quyết những bất đồng trong thôn, xóm. Chi hội Phụ nữ tích cực vận động hội viên tham gia giữ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp; sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, thảo hiền, giúp nhau xóa đói giảm nghèo…

Phú Cường