• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng rốn lũ

(Chinhphu.vn) - Ngày 16/10, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu đã kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn huyện Phú Vang; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đến vùng rốn lũ huyện Quảng Điền động viên người dân, đồng thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 5 và mưa lũ.

17/10/2022 09:16
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng bị ngập nặng - Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đến thăm các hộ gia đình đang bị cô lập do nước lũ tại thôn Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang

Hạn chế đến tối mức thiểu thiệt hại về người và tài sản

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến kiểm tra các điểm sạt lở tại bờ biển xã Phú Thuận (Phú Vang). Do ảnh hưởng của mưa lũ, kè chắn sóng dọc bờ biển tại các thôn Tân An, An Dương 1 bị sạt lở nghiêm trọng dù trước đó cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng cùng các lực lượng đã gia cố, ngăn ngừa chống sạt lở.

Qua kiểm tra, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng tiếp tục có những phương án tối ưu nhất, không để nước biển xâm thực thêm. Nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thi công kè chống sạt lở bờ biển.

Tiếp đó, đoàn công tác của tỉnh dùng thuyền di chuyển về thôn Tây Hồ, xã Phú Hồ (Phú Vang) để chỉ đạo công tác khắc phục mưa lũ và kịp thời động viên các hộ dân bị nước lũ cô lập, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của cấp ủy, chính quyền xã Phú Hồ, hiện tại ở thôn Tây Hồ, nhà của 20 hộ gia đình bị nước lũ cô lập. Tuy nước có rút nhưng rất chậm, nhiều phương án cũng đã được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai để hỗ trợ khó khăn cho người dân.

Đến thăm, tặng quà và động viên các hộ gia đình khó khăn, neo đơn đang bị cô lập do nước lũ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo cấp ủy, chính quyền huyện Phú Vang, xã Phú Hồ tiếp tục quan tâm hỗ trợ người dân, tuyệt đối không để người dân đói, rét. Nước rút đến đâu, cấp ủy, chính quyền địa phương huy động lực lượng để giúp dân dọn dẹp nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng bị ngập nặng - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đến vùng rốn lũ huyện Quảng Điền động viên người dân, đồng thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 5 và mưa lũ

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đến vùng rốn lũ huyện Quảng Điền động viên người dân, đồng thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 5 và mưa lũ.

UBND huyện Quảng Điền cho biết, hiện các tuyến đường chính tại địa phương này bị ngập, có đoạn ngập sâu 1-1,2 m. Các đường trục thôn, trục xã đã bị ngập hoàn toàn, giao thông đã bị chia cắt ở các xã vùng thấp trũng Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phước, thị trấn Sịa; huyện Quảng Điền có một trường hợp đuối nước trong mưa lũ.

Tại UBND huyện Quảng Điền, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo, địa phương cần chủ động ứng phó mưa, đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động người dân bảo đảm an toàn trong và sau mưa lũ, đồng thời có các phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân.

Kiểm tra thực tế ngập lũ tại thôn Khuôn Phò, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã gửi lời thăm hỏi, động viên, tặng quà hỗ trợ người dân; mong muốn người dân chủ động, nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo đảm an toàn về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ.

Cũng trong ngày 16/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đi kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Phong Điền.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các ban, ngành, địa phương huyện Phong Điền trong chỉ đạo ứng phó, phòng chống và khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Để sớm khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu: Khẩn trương rà soát, khắc phục các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng do thiên tai gây ra, nhất là đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân làm vệ sinh, khử khuẩn môi trường hạn chế phát sinh dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cũng yêu cầu cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân qua các kênh thông tin khác nhau, để người dân nắm bắt thông tin, chủ động trong phòng, chống, ứng phó với những diễn biến của mưa lũ. Dự báo do ảnh hưởng của bão số 6 sẽ có mưa lớn, lãnh đạo huyện Phong Điền cần chỉ đạo các địa phương chủ động, bố trí phương tiện, bảo đảm cơ sở vật chất và lương thực, thực phẩm ứng phó với những diễn biến của mưa lũ trong thời gian tới nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Trước đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, cùng ảnh hưởng của rãnh thấp gây mưa lớn trên diện rộng, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, trọng tâm trong ngày 14/10, tổng lượng mưa trung bình từ 500-600 mm. Mực nước các sông đều trên báo động 3, tiệm cận đỉnh lũ năm 2020, ngập lụt diện rộng. Đến trưa 16/10, lượng mưa giảm, mực nước triều cửa sông giảm nên mực nước các sông đang xuống nhưng còn chậm.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng bị ngập nặng - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Đại tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thăm hỏi, động viên các hộ dân đang bị ngập

Hạ thấp nhất mực nước trước đợt bão và mưa lũ sắp tới

Theo thống kê, trong đợt mưa lũ này, nhờ triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, nước sông lên cao và ngập úng bởi cường suất mưa lớn, khiến khoảng 19.918 nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8 m tùy từng vùng và khu vực. Toàn tỉnh có 37 điểm sạt lở. UBND các huyện, thị xã thành phố Huế đã tổ chức sơ tán di dời 3.687 hộ, 10.322 khẩu đến nơi an toàn. Trong thời gian lũ không có người chết. Sau lũ có 2 người chết do bất cẩn, tai nạn đi lại sau lũ.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong những ngày tới do chịu tác động của một bộ phận không khí lạnh, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khả năng xảy ra mưa lớn và nguy cơ cao gây ngập úng đô thị, đặc biệt là những tuyến đường thấp trũng và hệ thống thoát nước chậm ở TP. Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng bị ngập nặng - Ảnh 4.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao lương thực, thực phẩm cho người dân vùng rốn lũ

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tình hình mưa lũ đã qua thời điểm căng thẳng nhất nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Đến thời điểm hiện nay đã qua đỉnh lũ, song trong công tác vận hành, điều tiết hồ thủy điện và hồ thủy lợi sẽ cố gắng hạ thấp mực nước sông. Các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, thậm chí phải tính đến phương án bị ngập lũ dài ngày.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo khắc phục hậu quả tại các vùng bị ngập nặng - Ảnh 6.

Trong đợt mưa lũ này, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 19.918 nhà ngập. Hình ảnh ngập tại rốn lũ Quảng Điền ngày 16/10

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho hay: "Nước lũ không thể xuống nhanh được vì triều cường vẫn đang còn lớn (mức triều còn trên 1,5 m) và nước ở từ các hồ chứa về đang còn tương đối chứ không phải ngưng hoàn toàn vì đang có mưa.  Chúng ta cố gắng nhiều cách để bảo đảm sinh kế của người dân và các hoạt động khác của xã hội. Trong 3 ngày tới, các hồ chứa sẽ vận hành để nước sông giảm xuống, cùng với đó vẫn phải có dư địa để các hồ cắt lũ cho các đợt mưa tiếp theo".

 Thế Phong