• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI: Những ngành nghề đang thiếu tại các nước (Kỳ 2)

(Chinhphu.vn) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố báo cáo cho thấy tình trạng thiếu hụt lao động đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều nền kinh tế và ngành công nghiệp.

16/07/2025 14:58
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI: Những ngành nghề đang thiếu tại các nước (Kỳ 2)- Ảnh 1.

Ảnh: iStock/Getty

Theo EC, đến năm 2050, số người trong độ tuổi lao động ở châu Âu sẽ giảm 20% xuống còn 207 triệu người. Tình trạng thiếu lao động đặc biệt nghiêm trọng ở các vị trí có kỹ năng cao. Sự thay đổi nhân khẩu học cùng với việc giới trẻ ngày càng tránh các công việc nhà máy, được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Các tính toán cho thấy hiện có tới 63% các công ty nhỏ tại châu Âu rơi vào tình trạng thiếu nhân viên.

Những ngành nghề thiếu lao động tại Đức

Đức là cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, nhưng vẫn đang phải đối mặt với thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt trong năm 2025, nhu cầu lao động trong nhiều lĩnh vực ngày càng bức thiết, tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường lao động.

Nền kinh tế Đức vững mạnh với tỉ lệ thất nghiệp thấp, thế nhưng vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực nhiều lĩnh vực. Việc này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình du học nghề Đức, một con đường lý tưởng để đáp ứng nhu cầu lao động quốc tế, đặc biệt trong các ngành:

- Ngành y tế, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên và các chuyên gia y tế khác.

- Ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng và chăm sóc người già.

- Ngành bán hàng, quản lý khách sạn, đầu bếp và nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế tư nhân cũng rất lớn.

- Ngành nghề thủ công truyền thống của Đức như thợ cơ khí, thợ điện, thợ xây dựng vẫn luôn được coi trọng và cần nhiều lao động có tay nghề cao.

Bộ Kinh tế Đức từng cho rằng thách thức nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu là hạn chế tăng trưởng do thiếu hụt lực lượng lao động.

Các ước tính chính thức cho thấy xã hội già hóa của Đức sẽ thiếu 7 triệu lao động lành nghề vào năm 2035. Do đó, Chính phủ Đức đã đề xuất cung cấp các ưu đãi tài chính cho những người muốn làm việc lâu hơn và linh hoạt hơn khi về già.

Đức đã đưa ra một số luật để thu hút lao động nhập cư, như rút ngắn thời gian trở thành công dân Đức, đẩy nhanh thủ tục cấp thị thực và công nhận bằng cấp nước ngoài.

An Bình/Phòng Quốc tế-Đối ngoại

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI: Những ngành nghề đang thiếu tại các nước (Kỳ 3)