• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Độ "vênh" của số thống kê

Trong vài năm trở lại đây số lao động ngoài nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở các huyện miền Tây. Tại huyện miền núi Quỳ Hợp, số liệu mà cơ quan chức năng đang nắm trên sổ sách là quá ít so với thực tế lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn. Điều này cũng đồng nghĩa với số lao động nước ngoài bất hợp pháp đang tồn tại khá phổ biến tại địa phương này...

17/11/2011 14:59

Quản lý lỏng lẻo

Huyện Quỳ Hợp từ lâu đã nổi tiếng với sự trù phú về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là quặng thiếc và đá vôi trắng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước tình hình khai thác quặng thiếc đã khá rầm rộ ở địa phương này. Mấy năm gần đây, tại các mỏ quặng thiếc và khai thác đá trắng đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam để khai thác và chế biến đá trắng, quặng thiếc. Vì thế, một số đơn vị đã đưa lao động người nước ngoài vào địa bàn mỏ để làm việc.

Đường vào bản Tèn, xã Châu Tiến nham nhở đất, đá. Hai bên đường, từng khối đá trắng ngổn ngang… Anh Lang Quang Trung, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Châu Tiến cho biết: "Trên địa bàn xã hiện có nhiều lao động người nước ngoài, họ sống và làm việc biệt lập tại nơi sản xuất, ít khi đi ra ngoài". Chúng tôi hỏi số lượng người lao động nước ngoài là bao nhiêu? Anh Trung trả lời là chưa nắm chắc được…

Trèo qua mấy ngọn núi cheo leo, chúng tôi tìm vào khu vực mỏ khai thác đá trắng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Khi đi qua khu vực khai thác của Công ty Lam Hồng, chúng tôi giật thốt nghe tiếng mìn nổ từ trên đỉnh núi, rồi sau đó, từng khối đá to ào ào lăn xuống, chực rơi ngay trên đầu nhóm phóng viên chúng tôi. Mọi người vội chạy về phía trước để tránh đá rơi, đến khi rút máy ảnh ra chụp thì chỉ còn lại mù mịt bụi trắng… Một vụ nổ mìn nguy hiểm như vậy, song, chúng tôi quan sát không thấy ai cảnh giới và không có tấm biển cảnh báo nguy hiểm nào.

"Đại bản doanh" trên công trường của Công ty Wolkem India Ltd (Ấn Độ) liên doanh với Công ty Lam Hồng, là những chiếc công-ten-nơ được sửa chữa lại thành các căn phòng làm việc, kho tàng, nằm trơ trọi giữa rừng. Anh Myhesh Menaria, chuyên gia về đá, cho biết: "Tôi đã làm việc tại đây được một năm, cuộc sống rất dễ chịu. Tổng số các bạn đồng hương người Ấn Độ trong Công ty là 12 người. Tuy nhiên, khi công việc yêu cầu, thì số lao động này có thể lên tới 20 - 30 người". Anh Võ Văn Phú, kỹ sư mỏ, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đang làm việc tại đây cho chúng tôi biết, người Ấn Độ đảm nhiệm những vị trí quản lý, chuyên gia, giám sát kỹ thuật; họ làm việc với trách nhiệm và kỷ luật lao động tuyệt vời…

Cần thắt chặt công tác quản lý

Tại UBND xã Châu Hồng, trước câu hỏi của chúng tôi về số lượng, thành phần người lao động nước ngoài trên địa bàn, Chủ tịnh xã Kim Văn Hường không đưa ra được con số chính xác, phải yêu cầu ông Sầm Ngọc Phòng, trưởng Công an xã cung cấp số liệu cho phóng viên. Ông Phòng cho biết: "Người lao động nước ngoài đến làm việc ở Châu Hồng từ cách đây 2 năm. Mọi thủ tục, quy định về quản lý người tạm trú, tạm vắng, xã thực hiện nghiêm túc. Trong số hơn 20 doanh nghiệp khai thác khoảng sản tại đây, nhiều doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài. Hiện tại, Công ty Đức Chính sử dụng nhiều lao động nhất là 7 người Trung Quốc ".

Chúng tôi tìm đến khu mỏ khai thác quặng thiếc của Công ty Đức Chính. Ông Nguyễn Công Thành, quản lý mỏ của Công ty Đức Chính cho biết: "Trước đây Công ty có 7 người Trung Quốc lao động tại đây, nhưng hiện tại 4 người đã trở về nước, một người đi Hà Nội có công việc riêng, còn lại hai người". Trước thông tin đó, ông Sầm Ngọc Phòng, trưởng Công an xã rất ngạc nhiên, yêu cầu ông Thành phải có báo cáo UBND xã khi có biến động về người tạm trú, tạm vắng.

Anh Bao Yu Hui, sinh năm 1972, quê ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tâm sự : "Chúng tôi hoàn toàn mãn nguyện với môi trường làm việc ở đây và rất ít khi đi ra khỏi khu vực mỏ. Chúng tôi mong được làm việc lâu hơn, nhiều hơn, có hiệu quả hơn". Căn lán nơi ở của các công nhân người nước ngoài được chủ mỏ cho lắp đặt chảo ăng ten thu sóng TV từ vệ tinh, các công nhân nước ngoài thường liên lạc với người thân ở quê nhà bằng máy tính xách tay kết nối internet qua USB 3G".

Tìm đến Doanh nghiệp Ngoan Cường chúng tôi thấy có 3 lao động Trung Quốc đang vận hành máy tuyển quặng, tuy nhiên do phiên dịch đi vắng nên chúng tôi không thể phỏng vấn được những người này.

Công an huyện Quỳ Hợp cung cấp cho chúng tôi số liệu người nước ngoài hiện có đăng ký tạm trú trên địa bàn huyện tính đến 30-9-2011 là 17 người. Chúng tôi cho rằng, con số này còn khá thấp so với thực tế vì qua những gì ghi nhận được sau chuyến thực tế tại các mỏ đá, mỏ quặng của riêng 2 xã Châu Hồng và Châu Tiến thì số lượng người lao động nước ngoài đã lên đến khoảng từ 25-30 người.

Miền Tây tỉnh Nghệ An, trong đó có huyện Quỳ Hợp là địa bàn giàu tài nguyên, khoáng sản, việc người nước ngoài đến lao động trên địa bàn ngày càng nhiều là dấu hiệu khởi sắc cho các hoạt động đầu tư kinh tế. Tuy nhiên, cùng với việc quản lý chặt chẽ tài nguyên, môi trường tránh bị xâm phạm, thất thoát, lãng phí, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rất cần có biện pháp quản lý người lao động nói chung và người lao động nước ngoài trên địa bàn chặt chẽ, phù hợp, góp phần bảo đảm an toàn trật tự xã hội, quốc phòng - an ninh.

Đ. Tiệp - V. Định