• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lễ chào cờ ở trường mầm non

(Chinhphu.vn) - Như thường lệ, sáng thứ hai đầu tuần mỗi tháng, các bé trường mầm non Ánh Hồng (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đón buổi chào cờ với tâm trạng háo hức khi hát bài Quốc ca được học.

14/05/2014 08:27
Giờ chào cờ của học sinh trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng). Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Lễ chào cờ của các bé mầm non đơn giản nhưng vẫn trang nghiêm với cờ đỏ, tượng Bác Hồ và những gương mặt trang nghiêm hồi hộp. Những ánh mắt trong veo ngước nhìn cờ đỏ và đồng thanh cất giọng: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa ...”. 

Bài quốc ca được các em hát vang, mạch lạc và đầy khí thế đến ngạc nhiên. Nhiều em nhỏ đứng nghiêm túc và lẩm nhẩm theo các anh chị lớn khi bài Quốc ca vang lên.

Với gần 10 năm dạy môn âm nhạc, cô giáo Trương Kim Thúy (trường mầm non Ánh Hồng, TP. Đà Nẵng) cho biết, việc dạy cho các em hát Quốc ca tuy không đơn giản như những bài hát đồng dao trẻ con vì lời bài hát khá dài, giai điệu cũng khó hơn.

Ban đầu, các cô dạy cho các cháu nhớ lời từng câu, kết hợp giảng giải một cách đơn giản nhất ý nghĩa của bài hát, tâm thế nghiêm túc khi đứng hát quốc ca. Sau đó, lời bài hát sẽ được kết hợp với nhạc nền dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuy chưa nhận thức sâu sắc được ý nghĩa bài hát, nhưng nhịp điệu, âm thanh của bài Quốc ca luôn làm trẻ hứng thú và háo hức thực hiện. Nhiều em rất hân hoan khi được tham gia đội hát Quốc ca mẫu của nhà trường.

Việc tìm hiểu, học và trực tiếp hát Quốc ca trong giờ chào cờ bước đầu đã hình thành trong nhận thức của trẻ về sự nghiêm túc, ý nghĩa trang trọng của buổi lễ chào cờ đầu tuần. Bên cạnh đó, việc hát Quốc ca từ nhỏ sẽ giúp trẻ rèn luyện thành nề nếp, thói quen, tâm thế mỗi khi giai điệu quen thuộc này vang lên.

Em Trần Nữ Đan Thục (học sinh lớp 5/2, trường tiểu học Đức Trí, TP. Đà Nẵng) chia sẻ, trong buổi chào cờ, nhiều bạn trong lớp em đồng thanh hát như một sự “ganh đua”. Mỗi lần hát, em như thấy được những hình ảnh thiêng liêng trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, khi các cô chú bộ đội vượt qua bom đạn của quân thù để giành lấy độc lập cho dân tộc mình. 

Giờ chào cờ của trường mầm non Ánh Hồng (TP Đà Nẵng). Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Trong khi việc hát quốc ca đối với các em học sinh mầm non, tiểu học được thực hiện khá nghiêm túc thì một số học sinh trung học lại không quan tâm lắm đến vấn đề này. Em Nguyễn Lê Quang Khương (12/2 trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) cho biết, việc hát quốc ca trong nhà trường đang bị lãng quên khi các bạn học sinh ít khi hát lớn. Chỉ một số bạn đứng hàng đầu gần các thầy cô giáo mới hát nghiêm túc. Em cũng thích hát Quốc ca, nhưng vì xung quanh các bạn hát nhỏ nên em vẫn còn tâm lý ngần ngại mỗi khi hát.

Thầy Lê Vinh – hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, cho biết trường luôn tổ chức hát Quốc ca trực tiếp, không sử dụng nhạc nền lẫn nhạc có lời trong giờ chào cờ đầu tuần. Tất cả các học sinh đều có một vài tiết tập hát Quốc ca dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, trường tổ chức thi hát Quốc ca giữa các lớp trong giờ chào cờ. Đây là hình thức giúp học sinh thuộc nhạc, hạn chế sự rụt rè, tập quen hát trước tập thể.

Hát Quốc ca thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nên trường Trần Phú luôn coi đây là vấn đề cần thiết, cần phải được thực hiện trong tất cả các buổi chào cờ của nhà trường, thầy Lê Vinh nhấn mạnh.

Chị Lê Thị Dung, phụ huynh em Hoàng Hạ (học sinh lớp 12/6, trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) đồng tình với quan điểm nâng cao nhận thức hát quốc ca “sống” trong mỗi buổi lễ. Chị cho biết, Quốc ca là bài hát chính thống đại diện cho mỗi quốc gia. Hát quốc ca là cả một niềm tự hào dân tộc. Nếu thế hệ trẻ không thể hát Quốc ca với tất cả sự thiêng liêng như thời chúng tôi từng hát, đó là lỗi do sự giáo dục của gia đình và nhà trường chưa thực sự quan tâm, bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Hồng Hạnh