• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lễ hội Ánh sáng Diwali tới Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Ngày 5/11 sắp tới, tại TPHCM sẽ diễn ra Lễ hội Diwali - Lễ hội Ánh sáng nổi tiếng của đất nước Ấn Độ.

05/10/2016 15:47
Lễ hội Ánh sáng đặc sắc đến từ Ấn Độ.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là khoảng thời gian người dân Ấn Độ đón chào Diwali (Lễ hội Ánh sáng), lễ hội nổi tiếng với ý nghĩa đánh dấu chiến thắng của cái thiện trước sự xấu xa cũng như cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ấm áp, bình yên bên gia đình, người thân và bạn bè.

Lễ hội Diwali tại Việt Nam sẽ đem đến một không khí sôi động, hào hứng với phần biểu diễn của 2 ca sĩ nổi tiếng tại Ấn Độ là Raja Hasan và Pragya Sodhani. Ngoài ra, đến với lễ hội, mọi người sẽ được tặng những phần thưởng hấp dẫn từ chương trình rút thăm trúng thưởng và được thưởng thức ẩm thực từ khắp mọi miền Ấn Độ.

Trong tiếng Ấn Độ, từ “diwali” là cách viết gọn của từ “deepavali”, nghĩa là “dòng ánh sáng”, chính vì vậy Lễ hội Diwali còn được gọi là Lễ hội Ánh sáng. Vào những ngày này, cả đất nước Ấn Độ rực rỡ trong ánh đèn, nến và pháo hoa. Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước quỷ Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác.

Thông thường, Lễ hội Diwali sẽ diễn ra trong 5 ngày và mỗi ngày mang một ý nghĩa riêng. Ngày thứ nhất là ngày của sự thịnh vượng và giàu có, người ta thường đi mua vàng và sắm đồ dùng gia đình. Ngày thứ 2 là ngày Narakasura bị giết chết, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối. Ngày thứ 3 là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội - các gia đình Ấn Độ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố. Ngày thứ 4 là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishna đã phải vượt qua. Ngày thứ năm là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.

Được biết, sự đóng góp từ các doanh nghiệp, người tham gia và tiền bán vé trong Lễ hội Diwali tại Việt Nam sẽ sử dụng để quyên góp cho các tổ chức từ thiện.

Nhật Nam