Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Lễ hội cầu ngư là một hoạt động tín ngưỡng đặc sắc của cư dân vùng biển. Ảnh VGP/Minh Trang |
Lễ hội Cầu ngư (còn gọi là Lễ nghinh Ông), hoạt động văn hóa mang tính tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển, đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ tục thờ Thần Nam Hải (cá voi).
Lễ hội Cầu ngư thường được tổ chức sau Tết Nguyên đán hằng năm, khi bước vào mùa biển mới, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải đã phù trợ ngư dân trong những chuyến ra khơi, đồng thời tỏ lòng thành kính tưởng nhớ các bậc tiền nhân, cầu quốc thái dân an, mong được mùa trong vụ biển mới.
Lễ hội này là sự tổng hợp các hoạt động văn hoá truyền thống, như: Lễ nghinh Ông trên biển, nghi thức cúng tế tại lăng thờ, Lễ rước sắc phong, Hò bá trạo, hát tuồng...
Việc giữ gìn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư sẽ góp phần bảo lưu văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, minh chứng cho quá trình chinh phục và làm chủ biển đảo của cộng đồng ngư dân Khánh Hòa nói riêng, Việt Nam nói chung.
Tại buổi lễ, tỉnh Khánh Hòa đã công bố quyết định của Bộ VHTTDL về việc công nhận Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa là "Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia".
Minh Trang