• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lễ hội đền Đồng Bằng ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

(Chinhphu.vn) - Ngày 9/10, UBND xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ hội truyền thống năm 2017 và đón nhận quyết định ghi danh Lễ hội đền Đồng Bằng vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

09/10/2017 17:11

Nghi thức rước kiệu về đền. Ảnh:TTXVN

Di tích lịch sử văn hóa Đền Đồng Bằng thường được gọi là đền Đức Vua cha Bát Hải, hay đền Đức Vua tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm, thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng, nay là thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Lễ hội đền Đồng Bằng là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời và gắn liền với tâm thức của người dân trong vùng "tháng Tám giỗ cha", vừa là Giỗ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, vừa là Giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Hằng năm, du khách thường trảy hội đền Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Hải Dương ngày 20/8 rồi xuôi dòng đổ về trảy hội đền Đồng Bằng từ ngày 20-26 tháng Tám (âm lịch).

Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đề nghị tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể lễ hội đền Đồng Bằng; quản lý thực hành tín ngưỡng và nghi thức phục vụ tín ngưỡng tại đền, không để người dân sở tại và du khách lợi dụng tín ngưỡng hoạt động mê tín dị đoan; quản lý chặt chẽ các hoạt động thực hành tín ngưỡng...

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng yêu cầu địa phương quy hoạch, bố trí tạo không gian thỏa đáng cho lễ hội; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, bến bãi, nơi ăn nghỉ, sinh hoạt phù hợp; thực hiện tốt các phương án bảo đảm an toàn trước, trong và sau lễ hội, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản gắn với phát triển kinh tế du lịch ở địa phương.

Lễ hội đền Đồng Bằng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của người dân. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao, pha trộn và đan xen nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ các vị Anh hùng dân tộc như Tướng quân Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão…

Lễ hội này đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng cư dân ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, ngày 16/9/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

theo TTXVN