• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lên phương án phòng chống sạt lở đất ở Quảng Nam

(Chinhphu.vn)- Ngày 1/6, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, khảo sát địa hình có nguy cơ sạt lở, lũ lụt trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

01/06/2021 18:00

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 kiểm tra, khảo sát địa hình có nguy cơ sạt lở, lũ lụt trên địa bàn huyện Phước Sơn. Ảnh Quân khu 5

Đoàn đã đến kiểm tra thực tế tại các xã Phước Kim, Phước Thành và Phước Lộc (khu vực xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản vào tháng 10/2020); nghe lãnh đạo chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phước Sơn (BCH) báo cáo tình hình địa bàn, dân cư, phương án cơ động lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn, nhất là vị trí đậu máy bay trực thăng, tập kết hàng cứu trợ…

Theo lãnh đạo huyện, Phước Sơn nằm trên triền Đông của dãy Trường Sơn và bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao và sông sâu, độ dốc lớn; đồi núi chiếm hơn 95% tổng diện tích; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 68,5%. Vào mùa mưa hằng năm khu vực này thường xuyên bị sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Đợt mưa lũ cuối năm 2020 gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, nhiều công trình hình hạ tầng, công trình dân sinh bị hư hại nặng đến nay vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Hiện nay, thời tiết trên địa bàn hay mưa dông vào buổi chiều, đường sá đi lại còn gặp nhiều khó khăn.

Ảnh Quân khu 5

Sau khi kiểm tra thực tế, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5 yêu cầu Bộ Chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động, luyện tập kịch bản ứng phó các tình huống; làm tốt mọi công tác chuẩn bị, bảo đảm đầy đủ trang bị, phương tiện, lực lượng theo phương châm "4 tại chỗ", tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn, sơ tán nhân dân; rà soát vị trí nguy cơ sạt lở cao, chủ động phương án khắc phục các "túi nước" nhằm ngăn ngừa lũ ống, lũ quét và di chuyển dân cư đến nơi an toàn.

Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị địa phương cần chú trọng quy hoạch bãi đậu trực thăng, cung cấp đầy đủ thông tin, vị trí, tọa độ tập kết hàng cứu trợ, đường hướng vận chuyển hàng hóa đến với bà con nhanh nhất, thuận lợi nhất. Đồng thời cho biết qua đợt khảo sát, Quân khu sẽ nghiên cứu vận chuyển và hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, các cháu học sinh trường dân tộc nội trú xã Phước Lộc do đường xá đi lại còn nhiều khó khăn trong đợt mưa bão sắp tới và có hướng hỗ trợ lâu dài.

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 nghe phương án đánh sập các hầm vàng trên địa bàn huyện Nam Giang. Ảnh Quân khu 5

Trước đó, ngày 31/5, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5 có buổi làm việc với BCH Quân sự tỉnh Quảng Nam về việc triển khai kế hoạch sử dụng lực lượng phá hủy hầm khai thác vàng trái phép trong lâm phận Vườn quốc gia Sông Thanh, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

BCH Quân sự tỉnh cho biết, hơn 10 năm qua, tình trạng khai thác vàng trái phép trong lâm phận Vườn quốc gia Sông Thanh diễn ra khá phức tạp, làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, đa dạng sinh học, gây nguy cơ sạt lở vào mùa mưa bão cao…

Đầu tháng 3/2021, BCH Quân sự tỉnh cùng các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát thực tế 3 khu vực khai thác vàng trái phép ở khe Tà Vạt, khe Thạch Mỹ 1, khe Thạch Mỹ 2 và xác định tổng số 75 hầm đào vàng. Mỗi hầm có chiều sâu từ 11 - 88 m; bên trong có các ngõ ngách và giếng sâu ngập nước. Vị trí các hầm đều ở độ cao trung bình từ 400 m đến 500 m, vách núi đứng, cây cối rậm rạp, tập trung ở đầu nguồn chảy về hồ thủy điện Sông Bung 4.

Sau khi nghe báo cáo tình hình, phương án triển khai lực lượng và kế hoạch tổ chức đánh sập hầm vàng trái phép trên địa bàn, Tư lệnh Quân khu 5 yêu cầu BCH Quân sự tỉnh nghiên cứu, nắm chắc tình hình, bám địa bàn, dân cư, nhất là số lượng, thành phần phu vàng hiện tại phục vụ tại các hầm vàng trái phép. Trong phương án tổ chức lực lượng, cần tính toán chặt chẽ, khoa học, phù hợp. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng liên quan, chia tuyến, thiết lập vòng trong, vòng ngoài; tổ chức huấn luyện bổ sung cho lực lượng thực hành.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân nhận thức sâu sắc về việc ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép và làm tốt công tác dân vận.

Thế Phong