• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

(Chinhphu.vn) - Tuy ra đời muộn hơn so với nhiều nước, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam được đánh giá là một trong những tổ chức tiêu biểu hoạt động đồng đều, đa dạng và hiệu quả nhất mạng lưới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

19/10/2023 18:02
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập - Ảnh 1.

Hội nghị quốc tế “Vai trò đóng góp của các hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế” - Ảnh: VGP/Phương Liên

Ngày 19/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò đóng góp của các hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (1993-2023).

Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam  (VFUA) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 3/8/1993 theo khuyến nghị của Tổng Giám đốc UNESCO. 

VFUA ra đời với sứ mệnh thúc đẩy việc truyền bá các mục tiêu, chương trình hoạt động của UNESCO, thông tin kiến thức về khoa học, giáo dục, văn hoá và thông tin truyền thông, là những lĩnh vực hoạt động chuyên môn của UNESCO, thông qua đó góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước, tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.

Sau 30 năm thành lập, VFUA đã phát triển một mạng lưới gồm hơn 130 đơn vị thành viên là các câu lạc bộ, trung tâm UNESCO chuyên đề, hội UNESCO tỉnh, thành phố, các đoàn nghệ thuật, các chương trình, dự án và hơn 14.000 hội viên trên khắp cả nước. 

Kể từ khi thành lập, Liên hiệp đã trải qua 6 kỳ đại hội toàn quốc vào các năm 1993, 2000, 2006, 2010, 2015, 2020 và 1 đại hội bất thường năm 2008.

Phát triển cân đối và hài hòa trên cả 4 lĩnh vực

Hội nghị quốc tế lần này nhằm tổng kết và đánh giá chặng đường 30 xây dựng và phát triển của VFUA, để rút ra những bài học, kinh nghiệm và đưa ra phương hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của VFUA và phong trào UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam. 

Hội nghị cũng là dịp để hơn 500 học giả, các nhà khoa học và những người tham gia công tác UNESCO trên toàn thế giới và Việt Nam giao lưu, học hỏi bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng và phát triển phong trào UNESCO, cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sáng kiến, phương pháp và mô hình hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Chủ tịch VFUA Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, vượt qua những thử thách của buổi ban đầu, bằng sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, VFUA đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. 

Thông qua mạng lưới tương đối rộng lớn, VFUA đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của quần chúng đóng góp cho mục tiêu phát triển đất nước và góp phần hiện thực hóa những tiêu chí và lý tưởng cao đẹp của UNESCO vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững.

Trong 30 năm qua, VFUA đã vinh dự được Đảng, Nhà nước khen thưởng với nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất, 1 Huân chương Lao động hạng Nhì, 2 Huân chương Lao động Hạng Ba và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của bộ trưởng các bộ, ban ngành, nhiều tỉnh thành.

Trên trường quốc tế, tuy ra đời muộn hơn so với nhiều nước, VFUA được đánh giá là một trong những tổ chức tiêu biểu hoạt động đồng đều, đa dạng và hiệu quả nhất mạng lưới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia phát triển đầy đủ các mô hình câu lạc bộ, trung tâm và cả hội UNESCO. Hoạt động của VFUA là điểm sáng trong mạng lưới phong trào UNESCO thế giới khi phát triển cân đối và hài hòa trên cả 4 lĩnh vực văn hóam khoa học, giáo dục, thông tin và truyền thông.

Ngay sau ngày thành lập, VFUA đã chính thức trở thành thành viên chính thức của mạng lưới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mạng lưới thế giới. 

VFUA đã tạo được tín nhiệm cao và được đề cử vào các vị trí quan trọng của mạng lưới khu vực và thế giới: Từ năm 1999-2004 là Phó Chủ tịch Liên hiệp UNESCO châu Á-Thái Bình Dương; từ năm 2003-2007 là Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA); từ 2003-2005 được Tổng Giám đốc UNESCO mời làm thành viên ủy Ban Trù bị cải cách UNESCO-WFUCA; từ 2010-2016 giữ chức vụ Tổng Thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới.

Ông George Christophides, Chủ tịch Danh dự Liên hiệp các hội UNESCO thế giới, Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Cộng hòa Cyprus nhận xét: "Suốt nhiều năm làm việc cùng Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, tôi nhận thấy VFUA luôn tập trung xây dựng các tiêu chuẩn cao về tổ chức, tính nhân văn và ý chí mạnh mẽ để tiếp tục hoạt động ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc thúc đẩy các vấn đề, chủ đề liên quan đến lý tưởng của UNESCO, đặc biệt là tăng cường sự phát triển của đất nước và hợp tác quốc tế".

Trong tham luận tại hội nghị, ông Yuji Suzuki, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO thế giới, hiện là Tổng Thư ký Liên hiệp UNESCO châu Á-Thái Bình Dương, Tổng Giám đốc Liên hiệp UNESCO Nhật Bản, bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà VFUA đã đạt được trong hành trình 30 năm phát triển. Ông Suzuki đồng thời đánh giá cao vai trò lãnh đạo của VFUA đối với phòng trào UNESCO tại Việt Nam.

Hội nghị lần này cũng là dịp để VFUA ghi nhận và trân trọng cảm ơn những đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo, hội viên và quần chúng, đồng thời khích lệ và cổ vũ cho phong trào quần chúng ủng hộ những tiêu chí và hoạt động của UNESCO, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và mục tiêu chung của nhân loại. 

Đây cũng là dịp giúp cộng đồng hiểu hơn về UNESCO và công tác UNESCO phi chính phủ, giúp các hội viên của VFUA, cũng như quần chúng ở Việt Nam được tiếp cận một cách trực tiếp và sinh động với những những quan điểm tiến bộ và hết sức đa dạng của UNESCO liên quan đến nhiều vấn đề mang tính toàn cầu và cũng là mối quan tâm hàng đầu với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Phương Liên