• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ hệ sinh thái ven biển

(Chinhphu.vn) – Hệ sinh thái ven biển, nguồn carbon xanh của trái đất, bao gồm rừng đước, thảm cỏ ven biển, đầm lầy, vùng đất ướt ven biển … cần được bảo vệ khẩn cấp vì đây là một trong số ít các biện pháp hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

29/03/2011 15:40

 

Rừng đước ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: travinh.gov.vn

Tại Hội nghị thế giới về môi trường biển tổ chức cuối tuần qua, các tổ chức như UNESCO, Liên minh quốc tế bảo tồn tự nhiên (IUCN), Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI)… đã lên tiếng cảnh báo về nạn tàn phá hoặc làm suy thoái hệ sinh thái carbon ven biển.

Sự tàn phá hệ sinh thái carbon ven biển sẽ giải phóng một lượng khí CO2 rất lớn được tích tụ hàng ngàn năm trong lòng đất. Tổng lượng CO2 được tích tụ trong 1 km2 hệ sinh thái ven biển lớn gấp 5 lần lượng CO2 tích tụ trong 1km2 rừng nhiệt đới, do khả năng hấp thụ và lưu giữ CO2 của hệ sinh thái ven biển cao hơn của rừng nhiệt đới gấp 50 lần.

Các tổ chức quốc tế kêu gọi bảo vệ hệ sinh thái carbon ven biển cần phải là hành động khẩn cấp, vì đây là một trong số ít các biện pháp hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời bảo vệ bờ biển và các nguồn hải sản trước bão tố và sóng thần.

Theo thống kê, từ năm 1980 - 2005, trên 35.000 km2 rừng đước ven biển trên toàn cầu đã bị phả huỷ. Khu sinh thái carbon ven biển bị tàn phá này vẫn tiếp tục giải phóng 0,175 tỷ tấn CO2/ năm, tương đương với lượng khí thải của Hà Lan hoặc Venezuela.

Trong nỗ lực chung, LHQ đã thành lập nhóm chuyên gia quốc tế mới để thúc đẩy các mục tiêu khoa học, chính sách và quản lý các nguồn carbon xanh của trái đất.

Kim Chung