• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên kết chống buôn lậu cá tầm

(Chinhphu.vn) – Bộ NNPTNT kêu gọi sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ ngành địa phương để phát giác và triệt phá các đường dây buôn bán cá tầm lậu.

18/07/2013 15:49

Trang trại nuôi cá tầm. Ảnh VGP/Đỗ Hương

Sau khi có báo cáo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an) về việc buôn lậu thủy, hải sản đặc biệt là cá tầm, Bộ NNPTNT đã đề nghị các địa phương về việc thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước và công ước CITES về hoạt động xuất, nhập khẩu… các loại động, thực vật hoang dã.

Bộ cũng đề nghị các bộ ngành (Công An, Công Thương, Tài chính) chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát và đấu tranh triệt phá các đường dây buôn lậu mẫu vật hoang dã.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu Tổng công ty hàng không Việt Nam chỉ chuyên chở mẫu vật các loài hoang dã, nhất là cá tầm khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc mẫu vật hợp pháp.

Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) thời điểm trước tháng 4/2013, trung bình mỗi ngày các đối tượng vận chuyển khoảng 5-7 tấn cá  tầm về Hà Nội tiêu thụ. Đáng chú ý là có khoảng 10 đối tượng đâu nậu buôn bán, vận chuyển trái phép cá tầm và thủy sản từ Trung Quốc vào Việt Nam tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Hiện nay, tình hình nhập lậu cá tầm dù có giảm hơn trước nhưng vẫn phức tạp. Giá cá tầm nhập lậu tại khu vực biên giới hiện khoảng 70.000 đồng/kg, sau khi vận chuyển về Hà Nội được bán với giá 130.000 - 150.000 đồng/kg. Trong khi đó, cá tầm trong nước có giá khoảng 200.000 đồng/kg, số lượng lại không nhiều. Do chênh lệch giá lớn nên các đối tượng buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để nhập lậu, vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ. Tuy nhiên, qua điều tra, đa số cá tầm nhập lậu được hợp thức hóa bằng giấy tờ từ các trang trại nuôi trong nước.

Trước tình hình này, C49 đề nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo việc khảo sát, kiểm tra các trang trại nuôi trồng thủy sản để đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản trong nước. Trên cơ sở đó, khi tiến hành cấp giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa, hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản phải đảm bảo đúng quy định, không để đối tượng lợi dụng giấy chứng nhận để hợp thức hóa thủy sản nhập lậu.

Đỗ Hương