• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên kết ngành gỗ: Bắt đầu từ áp lực thị trường

(Chinhphu.vn) - Xuất khẩu đồ gỗ 2016 tuy đạt gần 7 tỷ USD nhưng tăng trưởng so với năm trước chỉ còn 1,1%. Dấu hiệu chững lại này được cho là do liên kết yếu giữa các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ với nhau và với các DN khác ngành.

21/04/2017 11:17

Chế biến gỗ: Thách thức tăng lên, lợi thế giảm dần

Vào thời hoàng kim, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể tăng trưởng trên dưới 30% mỗi năm. Nhưng những năm gần đây, phải rất vất vả thì ngành gỗ mới có mức tăng trưởng kim ngạch chạm 2 con số. Và đến năm 2016 vừa qua thì tăng trưởng chỉ vỏn vẹn dừng lại ở 1,1%.

Theo tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia lâm nghiệp từ Forest Trend (Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về khai thác và bảo vệ rừng), bên cạnh các khó khăn nội tại như tiếp cận vốn thiếu thuận lợi hay công nghệ còn thô sơ… điểm quan trọng nhất là DN gỗ nội địa đang thiếu và yếu trong khâu liên kết, cả liên kết giữa các DN chế biến gỗ với nhau, lẫn liên kết giữa DN gỗ với các DN khác ngành.

Thiếu liên kết đang khiến ngành gỗ đặc biệt khó khăn trong dự trữ nguyên liệu, khiến 70% vốn của DN phải “chôn” vào khâu này. Dự trữ tuy lớn vậy nhưng lúc cần thì vẫn thiếu vì DN chủ yếu mua gom, gỗ không theo đúng quy chuẩn, chưa đồng nhất về chất lượng.

Với đặc thù đa phần là DN vừa và nhỏ, đơn hàng cũng nhỏ nên các nhà chế biến và sản xuất đồ gỗ cũng chẳng có nhu cầu liên kết. Nhưng kiểu “đánh du kích”, thích “ăn mảnh” đang dần đẩy DN nội địa vào thế yếu trên các bàn đàm phán khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Liên kết ngành gỗ: Gập ghềnh tìm kiếm lối đi

Nhiều DN sản xuất đồ gỗ lớn tin rằng, đã đến lúc cần có cụm công nghiệp và khu công nghiệp (KCN) riêng cho ngành chế biến gỗ và các DN phụ trợ. Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (TPHCM) cho rằng chủ trương này cần có sự “xắn tay” tham gia của các nhà quy hoạch và thiết kế chính sách. DN đồ gỗ chủ yếu lo công việc chuyên môn, việc điều hành và kinh doanh mô hình khu công nghiệp như vậy là nằm ngoài tầm với. “DN sản xuất đồ gỗ cứ mỗi người một chỗ như hiện nay thì đi chơi với nhau cũng khó chứ nói gì bắt tay làm ăn”, ông Hiệp nhận xét một cách hình ảnh.

Đây không phải là ý tưởng gì mới mẻ vì nhiều hiệp hội ngành nghề khác cũng từng có đề xuất tương tự. Nhưng biến ý tưởng thành hiện thực quả là gian nan. Ví dụ như đề án lập KCN riêng cho ngành gỗ của Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) dù đã được tán thành từ lâu nhưng không có quỹ đất để triển khai.

Trước mắt, các DN đồ gỗ có thể chờ Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện dự án xây dựng cụm công nghiệp chế biến gỗ - dự án hiện mới ở giai đoạn khảo sát! Hoặc những ai làm sản phẩm gỗ từ cây cao su cũng có thể tìm đến các KCN ở Đồng Phú, Phước Hòa của ngành cao su!

Như thế nào là liên kết bền vững?

Liên kết được đã khó, nhưng liên kết bền vững lại càng khó hơn. Theo nhiều ý kiến tâm huyết ghi nhận được tại Diễn đàn Vì mục tiêu phát triển bền vững cho ngành gỗ tại TPHCM mới đây, liên kết bền vững là phải đem lại lợi ích không chỉ cho DN, cho nông dân mà cho cả đất nước.

“Đừng đua thành tích, xuất khẩu gỗ 7 tỷ USD thật, nhưng DN nội địa được bao nhiêu phần trăm? Nông dân trồng rừng được bao nhiêu? Đất nước được bao nhiêu trong đó?”, ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bày tỏ.

Cũng theo nhà sản xuất đồ gỗ này, chuỗi liên kết chỉ được xem là mạnh nếu có nguyên liệu nhập khẩu hợp pháp, có sản phẩm giá trị gia tăng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu, có ngành công nghiệp chế biến gỗ tiên tiến, có rừng gỗ nguyên liệu bền vững liên kết chặt với nông dân.

Tất nhiên, người ta có quyền hoài nghi về mắt xích “đầu nguồn” - khả năng liên kết giữa các DN “to” và người nông dân “bé tí xíu”. Tuy nhiên, nếu nhìn vào điển hình liên kết khá thành công giữa DN đồ gỗ và nông dân trồng rừng tại một vài tỉnh miền trung, có thể thấy bức tranh liên kết đang nghiêng về màu sáng. Đó là mô hình hợp tác giữa nông dân với Công ty Scansia Pacific. Có những thời điểm, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường cao hơn 15-20% giá bán cho DN nhưng nông dân vẫn không phá hợp đồng, đại diện Scansia Pacific tin rằng nếu DN “chơi đẹp” thì vẫn hấp dẫn nông dân tham gia liên kết.

Từ phía cơ quan quản lý, ông Phạm Xuân Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng Cục Lâm nghiệp) cho rằng các hiệp hội gỗ cần có chiến lược cụ thể. Ví dụ, lập ra một quỹ để hỗ trợ nông dân trồng rừng bền vững. Sau đó nâng lên thành quỹ đầu tư lớn để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng của nông dân từ 5 năm lên 8 năm. “Lúc ấy, Chính phủ sẽ cùng vào cuộc, lôi kéo theo các DN bảo hiểm và ngân hàng cùng tham gia khâu quản trị rủi ro và tài trợ vốn”, ông Thịnh gợi ý thêm.

Phương Hiền