• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Liên kết vùng hiệu quả sẽ đưa Trung du, miền núi phía Bắc 'cất cánh'

(Chinhphu.vn) - Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) doPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp công bố của các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cho thấy 1 bức tranh không mấy lạc quan.

21/04/2021 09:20
Diễn đàn "Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc" 

Diễn đàn "Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc" do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức tại tỉnh Phú Thọ chiều ngày 20/4.

Tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết trong nhiều năm qua, Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là một trong những vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên trong chính sách đầu tư phát triển. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010.

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37, bộ mặt của vùng và kinh tế - xã hội của vùng đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, quy mô nền kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế cũng đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch vụ với thủy điện, kinh tế cửa khẩu, du lịch… đang trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn.

Mặc dù vậy, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất nước, thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách thu nhập so với cả nước đang có xu hướng rộng ra. Nơi đây cũng có nhiều người nghèo, nhiều hộ nghèo nhất nước. Các địa phương trong vùng chưa cân đối được ngân sách…

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với 14 tỉnh, chiếm 1/3 diện tích của cả nước, là nơi sinh sống của hơn 13 triệu người nhưng đây đang là vùng trũng của phát triển.

Đáng quan ngại là vùng này đang ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa vùng với các vùng khác trong cả nước đã có dấu hiệu ngày càng lớn mặc dù Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới vùng. “Trong 4 đồng vốn đầu tư của Nhà nước thì có khoảng 1 đồng dành cho vùng này”, ông Vũ Tiến Lộc so sánh..

Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo xếp hạng PCI của VCCI của các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc cho thấy 1 bức tranh không mấy lạc quan khi đa số các tỉnh được xếp hạng ở nhóm khá và trung bình, có tới 5 tỉnh trong khu vực đứng trong nhóm 10 địa phương có chỉ số PCI thấp nhất cả nước.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần có cơ chế hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo. Trong nông nghiệp, kết hợp được hài hoà giữa nông nghiệp công nghệ cao với nông nghiệp hữu cơ, đặc sản…

“Tài nguyên du lịch ở vùng ta này là vô giá, gắn với những kỳ quan thiên nhiên, các tài nguyên văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái tâm linh. Hãy thổi hồn cho từng vùng đất và hãy kể cho đồng bào trong nước và khách du lịch thế giới những câu truyện đặc sắc của các dân tộc chúng ta. Lên núi, trở lại với cội nguồn sẽ là  trào lưu du lịch đắt giá nhất trong thế giới hiện đại”, Chủ tịch VCCI phát biểu.

Dưới góc độ địa phương, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái kiến nghị, cần có quy hoạch phát triển cho vùng này và các quy hoạch chuyên ngành quốc gia, trong đó có quy hoạch lâm nghiệp thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 để các địa phương có căn cứ thực hiện, cần gia tăng liên kết, phát triển vùng.

Còn ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang góp ý, để tăng cường liên kết và hợp tác phát triển các địa phương trong vùng và thu hút đầu tư cần sớm ban hành quy hoạch phát triển vùng là cơ sở cho việc thu hút đầu tư, hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Có cùng quan điểm, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, liên kết vùng là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các cực tăng trưởng đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của các tỉnh, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế.

Việc cải thiện môi trường kinh doanh cần thực chất, công khai, minh bạch và hiệu quả từ đó tạo tiền đề để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở trong nước.

“Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong Vùng nói chung, tầm nhìn, nhận thức mới, tôi tin tưởng rằng các địa phương trong Vùng kinh tế Trung du và Miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới trong phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới” – ông Vừ A Bằng bày tỏ.

Anh Minh