• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

"Lỗ hổng" trong thi hành án dân sự

(Chinhphu.vn) - Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "lỗ hổng" trong thi hành án dân sự là do chưa có Luật Đăng ký tài sản nên không kiểm soát được, không thu hồi được tài sản trong các vụ án lớn. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong đăng ký tài sản, kê biên phong tỏa tài sản để kịp thời đề xuất các quy định pháp luật trong quản lý cũng như thi hành án.

29/07/2015 11:18
Chủ tịch nước Trương tấn Sang phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các Ban Nội chính Trung ương, TANDTC, Viện KSNDTC, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương… đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả thi hành án dân sự và tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp trong tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.

Phát biểu một số vấn đề cụ thể, Chủ tịch nước cho rằng việc ngành Tư pháp trình Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Luật Đấu giá và dự kiến đề xuất Luật Đăng ký tài sản và Thừa phát lại là nội dung quan trọng để xây dựng xã hội minh bạch, đồng thời tháo gỡ được vướng mắc trong thi hành án.

Theo Chủ tịch nước, lỗ hổng trong thi hành án dân sự là do chưa có Luật Đăng ký tài sản, bởi thực tế không phải các cá nhân, tổ chức không có tài sản mà vấn đề là không kiểm soát được, không thu hồi được tài sản trong các vụ án lớn. Vì vậy, các cơ quan lập pháp, hành pháp cần phải nghiên cứu các mô hình quản lý của các nước tiên tiến trong đăng ký tài sản, kê biên phong tỏa tài sản để kịp thời đề xuất các quy định pháp luật trong quản lý cũng như thi hành án.

Đồng thời để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan liên quan, giữa Trung ương và chính quyền các địa phương nhằm đẩy mạnh công tác thi hành án, thực hiện tốt công tác giám sát thi hành án dân sự.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, với sự chỉ đạo quyết liệt, 9 tháng qua (từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015), hệ thống thi hành án dân sự đã giải quyết xong 354.992 việc, số tiền thu được đạt 31.500 tỉ đồng (đạt tỷ lệ 68,53% về việc và 44,78% về tiền thu được).

Tuy nhiên, báo cáo và kiến nghị của các đại biểu tại buổi làm việc đã chỉ rõ công tác thi hành án dân sự vẫn còn hạn chế. Đó là số tiền và việc chuyển kỳ sau còn nhiều; việc thi hành án đối với các bản án của vụ án kinh tế lớn tiến độ còn chậm; nhiều vụ việc kết quả thu hồi rất thấp...

Nguyên nhân là do cơ chế quản lý tài sản của công dân còn thiếu minh bạch, hành lang pháp lý về quản lý cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn theo Luật Phòng chống tham nhũng chưa được cụ thể hóa. Trong quá trình tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền không kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản của đương sự, việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đầy đủ, kịp thời...

Theo TTXVN