• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lỗ thủng ở tầng ozone rộng thêm 100.000 km2

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm nay cho biết lỗ thủng ở tầng ozone phía trên Nam Cực trong năm nay đã rộng hơn 100.000 km2 so với mức kỷ lục ghi nhận được vào năm 2000.

05/10/2006 11:00

WMO cho biết, theo dữ liệu từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), lỗ thủng ở tầng ozone đã mở rộng tới 29,5 triệu km2, tăng lên hơn 100.000 km2 so với mức kỷ lục năm 2000. Lỗ thủng gây ra do nhiệt độ ở tầng bình lưu quá thấp trong mùa đông khắc nghiệt.

Ozone là một phân tử bao gồm ba nguyên tử oxy. Nó có tác dụng cản các tia cực tím gây hại chiếu từ mặt Trời xuống Trái đất. Sự phơi nhiễm tia cực tím có hại cho con người và động thực vật trên trái đất.

Lượng ozone trong tầng bình lưu được giữ ổn định nhờ vào cân bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử ozone do tác động của tia cực tím. Nhưng các hợp chất các-bon của clo và flo (CFCs -chlorofluorocacbons) và các hóa chất khác (những chất bị hạn chế sử dụng theo nghị định thư Montreal) thoát ra từ các sản phẩm như máy lạnh, thuốc trừ sâu, bốc lên tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím từ mặt Trời phân hủy. Các nguyên tử clo và brôm thoát ra từ những khí này khi đó đóng vai trò là chất xúc tác phá vỡ các phân tử ozone, giảm lượng ozone trong tầng bình lưu.

Theo nghị định thư Montreal có hiệu lực từ năm 1987, các nước ký kết phải hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFCs cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform. Phản ứng hóa học “làm bào mòn” tầng ozone diễn ra mạnh nhất khi nhiệt độ thấp hơn trong mùa đông ở bán cầu nam, thuờng là vào cuối tháng 8 đến tháng 10.

Hồng Hà