• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Loài ếch cây mới ở VQG Bidoup – Núi Bà

Ếch cây ma cà rồng

29/12/2010 15:47

Các nhà khoa học Úc, Mỹ và Việt Nam (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) mới công bố loài ếch cây đặc hữu mới trên Tạp chí Động vật học Zootaxa số ra ngày 21/12/2010. Loài ếch cây này phân bố ở cao nguyên Langbiang, miền Nam Việt Nam và được đặt tên là ếch cây ma cà rồng Rhacophorus vampyrus.

Chúng được phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi các đặc điểm: lưng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng màu trắng; hai bên sườn, mặt trước và sau đùi màu đen; có màng da màu xám đến đen giữa các ngón tay và ngón chân; màng ngón tay tiêu giảm dần. Hiện tại loài này được tìm thấy ở các rừng thường xanh độ cao 1470-2004m. Loài Rhacophorus vampyrus được ghi nhận đẻ trứng vào các tổ bọt trong các hốc nhỏ trên cây.

Cá thể đực được phát hiện trên một nhánh cây trong khu rừng thường xanh thuộc Vườn Quốc gia Bidup-Núi Bà. Cơ thể dẹt, chiều dài đầu bằng 90% chiều rộng đầu; mũi ngắn nhìn từ phía lưng, hơi nhô ra phía dưới góc hàm dưới, có chấm sáng màu trên đầu mũi nhìn từ phía bụng; vùng trước mắt dốc, hơi lõm vào; miệng rộng. Vùng giữa 2 mắt hơi lồi, lỗ mũi hình trái xoan hơi nhô lên, không có nắp da và gần với đầu mũi hơn mắt; đồng tử nằm ngang; trống tai dễ nhận thấy bên ngoài; vành trống tai hơi cao gần với da vùng thái dương, bằng 41% đường kính mắt; da không hóa xương ở phần trán; răng vòm miệng xếp thành từng nhóm không đối xứng và tách rời nhau.

Lưỡi đính vào phía trước hàm dưới, phía sau lưỡi có các khía sâu hình chữ V; các mấu lồi giống răng ở hàm dưới không phát triển; có một đôi túi kêu hình trứng ở mặt đáy hàm; một đôi túi kêu ở ngoài nằm phía dưới họng. Các nếp da gần trống tai nhỏ và kéo dài đến tuyến nách. Chân trước khá khỏe, chiều dài tương đối của các ngón tay như sau: ngón I
Đây là loài ếch cây thứ 17 thuộc giống Rhacophorus trong số 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam và phân bố rất rộng từ độ cao 3000m đến 100m so với mực nước biển đã cho thấy môi trường sống của giống này khá đa dạng. Tuy nhiên chúng chỉ tồn tại ở các khu rừng còn được bảo vệ tốt nơi các loài động thực vật còn đa dạng loài; do vậy chúng rất cần được quan tâm và bảo vệ trong môi trường tự nhiên.

Theo Sinh vật rừng Việt Nam,