• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lồng ghép nội dung an toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong đào tạo nghề

(Chinhphu.vn) - 3 nhóm nghề nông nghiệp, xây dựng và thủ công được đề xuất lựa chọn để thí điểm thực hiện lồng ghép nội dung an toàn vệ sinh lao động vào các modul đào tạo của các chương trình đào tạo nghề.

29/12/2016 16:52
Ảnh minh họa
Ngày 29/12, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) đã chia sẻ kết quả khảo sát việc lồng ghép nội dung về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong đào tào nghề.

Kết quả cho thấy, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp khá đa dạng, phân bố ở nhiều quận, huyện, thị xã… tuy nhiên các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và an toàn lao động ở các địa phương chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện giảng dạy an toàn lao động.

Khảo sát được tiến hành tại 4 tỉnh là Phú Thọ, Hưng Yên, Đà Nẵng và Bình Thuận. Qua khảo sát cho thấy, tuyển sinh dạy nghề trong 3,5 năm qua ở các tỉnh chủ yếu đào tạo sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng và có ít người học nghề nông nghiệp, thủ công và xây dựng. Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định trực tiếp về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện lồng ghép nội dung an toàn vệ sinh lao động vào các môn học/modul đào tạo.

Bên cạnh đó, nội dung an toàn vệ sinh lao động đã được đưa vào chương trình đào tạo, nhưng ít hoặc chưa lồng ghép vào từng modul đào tạo, thời lượng dành cho nội dung này cũng rất ít, việc bố trí đào tạo nội dung vào đầu khóa học đã hạn chế hiệu quả đào tạo. Đồng thời, trang thiết bị, vật tư dạy an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu, không đem lại hiệu quả cho người học.

Từ những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất lựa chọn 3 nhóm nghề nông nghiệp, xây dựng và thủ công để thí điểm thực hiện lồng ghép nội dung an toàn vệ sinh lao động vào các modul đào tạo của các chương trình đào tạo nghề; đề xuất lộ trình và lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện đào tạo thí điểm lồng ghép nội dung an toàn vệ sinh lao động vào chương trình đào tạo…

Ông Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch dạy nghề cho rằng, nội dung an toàn lao động cần phải lồng ghép trong suốt chương trình đào tạo, chứ không phải bài riêng 1-2 buổi; đồng thời cần phải đưa quy định này vào một số văn bản quy phạm pháp luật chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục dạy nghề.

Thu Cúc