• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lồng ghép phòng ngừa mại dâm vào chương trình kinh tế-xã hội của địa phương

(Chinhphu.vn) - Giai đoạn 2016-2020 sẽ có 60% các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp phòng ngừa mại dâm thông qua việc lồng ghép với các chương trình kinh tế-xã hội tại địa phương; cần hỗ trợ thay đổi công việc đối với người bán dâm, tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.

23/10/2015 17:07
Đây là mục tiêu được đưa ra tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phối hợp với Bộ LĐTB&XH tổ chức ngày 23/10. 

Theo Bộ LĐTB&XH, số người bán dâm có hồ sơ quản lý trong cả nước hiện là trên 11.000 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng (trên 3.600 người), Đông Nam Bộ (3.200 người), ĐBSCL (gần 1.400 người). Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và nhiều hình thức trá hình.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, thời gian qua các cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý nghiêm các địa bàn để xảy ra tình trạng mại dâm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, điển hình là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, TPHCM.

Trong đó đã kiểm điểm, xem xét kỷ luật 10 tập thể, 63 cá nhân liên quan để xảy ra tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn; đã tuyên truyền tới hơn 10 triệu người dân và hoàn thành 90% trong tổng số mục tiêu 100% xã, phường được tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm; 100% hành vi vi phạm được phát hiện đã bị xử lý nghiêm minh, song các biện pháp, giải pháp mới chỉ mang tính giải quyết vấn đề phát sinh, chưa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa xã hội. 

5 năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, chính sách; nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mại dâm…, công tác phòng, chống mại dâm còn những hạn chế, thiếu sót, hiệu quả phòng ngừa mại dâm chưa đáp ứng yêu cầu.

Cụ thể: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; chưa chỉ đạo quyết liệt, liên tục đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hành chính liên quan đến mại dâm dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm công khai, thách thức dư luận.

Việc triển khai nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm ở các địa phương chưa đồng bộ. Công tác phối hợp liên ngành còn yếu, chưa có sự phân công, phân nhiệm theo nội dung Chương trình Hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm 2011-2015.

Việc tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp mới trong phòng, chống tệ nạn mại dâm chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động của các mô hình thí điểm giảm hại và hỗ trợ người hoạt động mại dâm hoàn lương còn đơn giản, chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền, truyền thông, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ; chưa hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt, dễ tiếp cận với người bán dâm và nạn nhân của bóc lột tình dục. 

Bên cạnh đó, có một thực tế là một số bộ, ngành, địa phương cho rằng một số quy định của pháp luật hiện không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống mại dâm trong tình hình mới. Việc thực thi pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm chưa nghiêm, không hiệu quả trong răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm.

Trong các vụ việc liên quan đến mại dâm, các cơ quan chức năng mới chỉ tập trung xử lý chủ chứa, môi giới, người bán dâm, không xử lý nghiêm người mua dâm theo đúng quy định pháp luật (chỉ cảnh cáo hoặc phạt tiền, không áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung). 

Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng Chương trình Hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016- 2020 là cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề xã hội do mại dâm gây ra mà các chính sách, chương trình can thiệp chưa đề cập đến. Cần phải lấp những khoảng trống trong chính sách và các chương trình can thiệp, đặc biệt là vấn đề giảm hại, phòng, chống bạo lực và hỗ trợ thay đổi công việc đối với người bán dâm, đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững. 

Chương trình Hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 đề ra mục tiêu 60% các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp phòng ngừa mại dâm thông qua việc lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương; thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm hại trong phòng, chống mại dâm.

Đến năm 2020, 100% cấp ủy, chính quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống mại dâm nhận thức rõ về trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể triển khai các hoạt động, giải pháp phòng, chống mại dâm trong địa bàn quản lý.

Thu Cúc