• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lũ lụt, triều cường gây thiệt hại nặng tại nhiều địa phương

* Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn An Giang, đến ngày 30/10, lũ lụt đã khiến 2 người bị thương trong lúc gia cố đê ở huyện Châu Phú, 18 người bị chết, tổng thiệt hại vật chất ước tính 855 tỷ đồng.

01/11/2011 17:16
Toàn tỉnh có 45 căn nhà bị sập, 20.294 căn nhà bị ngập, 1.323 nhà bị xiêu vẹo, 56 nhà bị tốc mái... Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, toàn tỉnh bị thiệt hại khoảng 141,9 tỷ đồng, gồm 1.254,9 ha lúa vụ Thu Đông bị ngập, 5.471,35 ha bị mất trắng. Trong đó, vùng kiểm soát lũ là 4.538,49 ha, vùng sản xuất tự phát là 357,72 ha... Mưa bão kết hợp với triều cường nên đỉnh lũ vẫn còn duy trì mức cao, đã làm ngập và sạt lở nhiều tuyến đê bao của tỉnh với tổng chiều dài hơn 800 km, vỡ một số tuyến đê với tổng chiều dài 322 m. Các cơ sở hạ tầng khác ước thiệt hại là 17,2 tỷ đồng; 21 cụm tuyến dân cư bị sạt lở, trong đó 7 cụm sạt lở nghiêm trọng.
* Tại Hậu Giang, đợt triều cường từ ngày 23/10 đến nay đã gây ngập ở 7 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, với các mức độ khác nhau, tổng thiệt hại lên đến hơn 147 tỷ đồng. Huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy là những nơi chịu thiệt hại nhiều nhất vì có vườn cây ăn trái, mía và vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Gần 2.000 ha vườn cây ăn trái bị ngập, thiệt hại khoảng trên 86 tỷ đồng; hơn 3.300 ngôi nhà bị ngập gây khó khăn lớn đối với đời sống người dân.
Theo khảo sát ngày 31/10, ở Phụng Hiệp có khoảng 700 ha mía bị ngập, chữ đường giảm còn 5, 6 CCS, không còn bán được, ước tính thiệt hại có thể lên 90 tỷ đồng. Vài ngày tới, diện tích mía bị ngập và mất trắng có thể lên tới 1.000 ha. Với tình hình ngập lụt như hiện nay thì thiệt hại ngày càng tăng và để lại hậu quả lâu dài đối với người dân trồng cây ăn trái và cây mía. Nguyên nhân của đợt ngập lần này là do lũ ở thượng nguồn sông Mê Kông đổ về cùng với triều cường gây ngập lớn.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã làm việc với các nhà máy đường trong tỉnh về việc tăng cường thu mua mía cho người dân nhằm giảm thiệt hại trên diện tích 3.500 ha mía chưa thu hoạch ở Phụng Hiệp. Tỉnh cũng đang gấp rút triển khai 198 công trình đê bao cấp bách chống lũ với chiều dài 244km, kinh phí gần 30 tỷ đồng, sớm hoàn tất trong tháng 11 nhằm giảm diện tích bị ngập và đảm bảo an toàn cho vụ lúa đông xuân sắp tới. BCH PCLB-TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, gấp rút thực hiện mọi biện pháp phòng, chống ngập và thiệt hại; các thành viên BCH thường xuyên xuống địa phương kiểm tra, khảo sát tình hình nhằm chỉ đạo phòng, chống ngập kịp thời, giảm thiệt hại thấp nhất có thể về vật chất cho người dân. Trước đó, đợt lũ và triều cường từ ngày 25/9 đến 23/10 ở Hậu Giang đã gây thiệt hại khoảng 116 tỷ đồng.
* Tại Đồng Tháp: Bệnh chổi rồng và ngập lũ đã làm cho vườn nhãn ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) thiệt hại nặng. Đến cuối tháng 10/2011, theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, dịch bệnh và lũ đã làm giảm 40.000-50.000 tấn nhãn quả. Toàn huyện có 3.686 ha nhãn, nhưng bị bệnh chổi rồng (bệnh đầu lân) 3.548ha, chiếm 96% diện tích, cộng với hàng ngàn ha nhãn bị ngập lũ làm cho nhiều vườn nhãn bị mất trắng và chết héo.
Vùng trồng nhãn tập trung, lâu năm bị bệnh nặng nhất là thị trấn Cái Tàu Hạ, xã An Nhơn, An Hiệp, Tân Nhuận Đông, Phú Hựu, An Phú Thuận lên đến 90%-100% diện tích, tỷ lệ bệnh (số đọt/bông bị bệnh trên cây) 90%-100%, làm giảm năng suất 80%-90%, nhiều vườn gần như thất thu hoàn toàn. Còn ở các xã vùng sâu, diện tích nhãn bị bệnh 70%-100%, tỷ lệ bệnh cũng thấp hơn, khoảng 70%-90%. Qua khảo sát cho thấy nhãn da bò (96% diện tích) bị bệnh chổi rồng nặng nhất, nhãn Edor (nhãn Thái Lan) bị bệnh nhẹ hơn. Nếu như trước đây, đến Châu Thành rất dễ thấy những vườn nhãn trái sum suê, oằn nhánh, thì bây giờ ngược lại, nhiều vườn nhãn thấy phần nhiều là những chùm chổi rồng khô héo, thưa thớt trái. Nhiều nhà vườn đã bớt cây nhãn chuyển sang trồng một số loại cây khác như cam sành, chanh, ổi, sầu riêng... Do bệnh chổi rồng hoành hành nên sản lượng nhãn năm 2011 chỉ đạt 9.000-10.000 tấn trái, giảm 40.000-50.000 tấn so với lúc nhãn chưa bị bệnh. Theo đó, thu nhập của người trồng nhãn sụt giảm nghiêm trọng, khó khăn nhất là các hộ thu nhập chủ yếu từ cây nhãn. Ước khoảng 23.000 lao động làm trong các khâu chăm sóc, thu hoạch nhãn bị mất việc làm và khoảng 2.000 lao động khâu sau thu hoạch nhãn như: nhặt, lựa, đóng gói ở các cơ sở thu mua nhãn bị mất việc làm do nhãn bị bệnh chổi rồng. Dù sản lượng nhãn giảm mạnh, nhưng giá nhãn vào thời điểm này vẫn như năm ngoái, khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, thị trường nhãn trầm lắng.
Do nhiều năm qua không có lũ lớn nên không ít nhà vườn chủ quan đã trồng một số diện tích ngoài đê bao và không chuẩn bị máy móc vật tư bơm rút nước. Hiện đã có một số vườn cây ăn trái bị ngập úng, chủ yếu là những diện tích vườn manh mún, nhỏ lẻ gần sông, bờ bao thấp không thể bảo vệ, cộng với bệnh chổi rồng làm cho nhiều nhà vườn buông xuôi, mặc cho chúng chết đến đâu đốn bỏ đến đó và chuẩn bị cho loại cây trồng mới phù hợp với vùng đất. Bởi theo tính toán, nếu để vườn cây ăn trái bị ngập lũ và bệnh chổi rồng, thiệt hại cao gấp nhiều lần so với lúa, đồng thời phải mất từ 5 đến 7 năm mới có thể khôi phục lại.
* Những ngày qua, lũ tràn về Tiền Giang kết hợp với triều cường đã gây ngập trên diện rộng các huyện phía Tây là Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước và Châu Thành. Thị trấn Cai Lậy nằm kề bên sông Ba Rài tuy đã có tuyến đê bao Đông Ba Rài bảo vệ nhưng nội ô vẫn bị ngập nhiều điểm, phải tổ chức bơm tát quyết liệt. Trường Mầm non (khu 1, Thị trấn Cai Lậy) cả tuần qua phải tạm đóng cửa do mức nước ngập sâu, không đảm bảo việc nuôi dạy các cháu.
Tiền Giang chủ động chỉ đạo sản xuất “né lũ, né mặn”. 4 huyện vùng ngập lũ thu hoạch an toàn 43.332 ha lúa hè thu chính vụ trước khi nước tràn về. Tại huyện Cai Lậy, nhân dân và chính quyền địa phương phải khẩn cấp khắc phục nhiều điểm vỡ đê trên cù lao Tân Phong. Dọc hai tuyến đê bao Đông – Tây Ba Rài bảo vệ cho vùng kinh tế vườn trọng điểm phía nam quốc lộ 1 đã phải gia cố, tôn cao bằng hai lớp bao tải cát chồng lên. Có tổng cộng 78 đoạn đê được gia cố thêm với tổng chiều dài trên 35.000 m, khối lượng đất đào đắp trên 36.500 m3. Tại thị trấn Cai Lậy, nhân dân đã khẩn cấp gia cố 4 đoạn đê bao yếu có chiều dài gần 400 m và khối lượng đất đào đắp khoảng 200 m3 nhằm bảo vệ an toàn cho khu dân cư. Huyện Cái Bè cũng hoàn thành gia cố 14 tuyến bờ bao chiều dài gần 42.000 m, đắp 138 đập thời vụ và sửa chữa 72 cửa cống bán kiên cố trước lũ. Huyện Châu Thành gia cố 41 đoạn đê yếu với tổng chiều dài gần 4.000 m. Huyện Tân Phước thi công hoàn chỉnh 16 ô đê bao khép kín bảo vệ trên 2.000 ha vùng trồng dứa (khóm) nguyên liệu thuộc các xã Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông và Thạnh Tân.
Xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước) là địa bàn thiệt hại nặng ngay trong những ngày lũ mới tràn về. Hiện dọc theo phía Nam tuyến kênh Bắc Đông từ Thạnh Mỹ về Tân Hòa Đông nước ngập lai láng, nhân dân phải di dời nhà cửa, đồ đạc, vật dụng, gia súc, gia cầm lên lộ ở tạm qua. Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Mỹ, địa phương có trên 600 ha dứa ngoài đê có nguy cơ mất trắng. Trước mắt, đã có gần 110 ha dứa bị nước nhấn chìm và gần 30 nhà dân bị ngập.
Đến ngày 31/10, Tiền Giang đã có 2 trường hợp ở huyện Cai Lậy bị chết đuối, nước làm ngập 460 ha dứa (khóm) ngoài đê bao ở huyện Tân Phước, gần 120 ha hoa màu và gần 6.400 ha cây ăn trái, 5.095 căn nhà, trên 150 ha mặt nước nuôi thủy sản ở 4 huyện đầu nguồn, thất thoát gần 41 tấn cá các loại. Ngoài ra, còn có trên 113 km đường giao thông, 34 điểm trường đã bị ngập, gần 6.000 học sinh vùng lũ phải nghỉ học. Chỉ riêng thiệt hại do lũ gây ra đối với vùng dứa nguyên liệu, thủy sản, đối với hoa màu và do nhà bị ngập đã lên đến trên 20 tỉ đồng.
* Trong các ngày từ 25-31/10, do lũ thượng nguồn đổ về, kết hợp với triều cường làm cho mực nước sông Hậu dâng cao đã làm cho nhiều tuyến đê, bao trên địa bàn các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách, Vĩnh Châu, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng bị vỡ, bể, tràn, gây ngập úng, thiệt hại cho hàng ngàn ha hoa màu, thủy sản ở các huyện cửa sông Hậu và ven biển của tỉnh. Thống kê chưa đầy đủ, các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách, Vĩnh Châu và Trần Đề đã bị thiệt hại lên tới trên 52 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Sóc Trăng: Đây là đợt triều cường cao nhất từ trước đến nay với đỉnh triều cao nhất đo được tại Đại Ngãi vào ngày 27/10 lên đến 2,14m và tại gần cửa biển Trần Đề là 2,36m. Triều cường dâng cao đã làm 166 đoạn đê bao tại Cù Lao Dung bị vỡ với tổng chiều dài trên 950 mét, ngoài ra còn có 168 đoạn bờ bao dài hơn 17 km bị tràn, 15 km đường giao thông nông thôn bị xói lở, 113 căn nhà bị ngập. Diện tích mía bị ngập là 2.050 ha, 6,5 ha hoa màu, 8ha cây ăn trái và 35 ha thủy sản bị ngập, ước tổng thiệt hại tại Cù Lao Dung là trên 44,3 tỷ đồng. Tại huyện Vĩnh Châu, có 3 đoạn đê biển bị sóng đánh sạt lở đến thân đê với chiều dài 230m.
Tại huyện Kế Sách, mấy ngày vừa qua cũng có 32,7 km đê bao tại các cù lao giữa sông Hậu bị tràn, hơn 1,1 km đập trên đất liền bị vỡ, tràn và 37 km đường giao thông bị tràn bờ gây thiệt hại tổng cộng trên 115 ha lúa, 25 ha rau màu, ảnh hưởng 575 ha vườn cây ăn trái, thiệt hại trị giá trên 3,8 tỷ đồng. Huyện Trần Đề có mức thiệt hại thấp nhất trong số các địa phương bị ảnh hưởng của triều cường vừa qua cũng có 30 ha mía và 10 ha dưa hấu ở các xã Đại Ân 1 và Trung Bình bị thiệt hại.
Việc khắc phục trong những ngày qua được các huyện Vĩnh Châu, Cù lao Dung và Kế Sách tập trung tối đa. Các địa phương đã phối hợp với BCH PCLB tỉnh huy động 10 xe, xáng cạp, máy Kobe và huy động trên 2.000 nhân công tại chỗ để khắc phục hậu quả. Đến ngày 31/10, tại huyện Cù lao Dung đã khắc phục được 162/166 đoạn đê bao bị vỡ và tiêu nước cho khu vực bị ngập, đang tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ để khắc phục 4 đoạn còn lại, cố gắng xong trong ngày 31/10. Huyện Vĩnh Châu đang tiếp tục chỉ đạo gia cố khắc phục 3 đoạn đê bị sạt lở nghiêm trọng, còn tại huyện Kế Sách, Trần Đề về cơ bản đã khắc phục xong.
Mực nước trong ngày 31/10 đã hạ còn 1,92m, d ự kiến trong những ngày tới sẽ giảm về cao độ, tuy nhiên, việc gia cố đê bao, tiếp tục bồi trúc, nâng cao đê bao đối phó với những đợt triều cường giữa tháng 10 âm lịch và ước còn 4 đợt triều đỉnh nữa từ nay đến cuối năm, cũng như công tác ứng cứu, túc trực vẫn đang được BCH PCLB tỉnh Sóc Trăng và các địa phương đặc biệt quan tâm.
* Ông Hoàng Trung Thơ, Giám đốc Công ty Thủy nông tỉnh Đắk Nông cho biết: Tỉnh Đắk Nông cần khoảng 637 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa 50 công trình thủy lợi. Nếu không có nguồn vốn bố trí kịp thời thì nguy cơ vỡ đập hàng loạt vào mùa mưa, không chứa được nuớc gây hạn hán vào mùa khô của các công trình là rất cao.
Theo kế hoạch từ năm 2011 đến 2013, tỉnh Đắk Nông phải đầu tư gấp 637 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa 50 công trình thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đến thời điểm này tỉnh vẫn chưa tìm ra nguồn vốn. Các công trình thủy lợi này nằm trên địa bàn 8 huyện, thị xã, phục vụ tưới tiêu cho gần 11 ngàn ha cây trồng, chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi công trình cần đầu tư từ 2 đến 35 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữa. Các công trình thủy lợi này đang xuống cấp nghiêm trọng như: đập, tràn, cống xuống cấp; mái thượng lưu đập đất hư hỏng nặng, rãnh thoát nước mái hạ lưu không có; tường tràn nứt gãy, bể tiêu hư hỏng nặng; đập bị thấm lớn, mái thượng lưu và mái hạ lưu bị xói lở nghiêm trọng… Trong năm nay, Công ty thủy nông tỉnh Đắk Nông chỉ được cấp 17 tỷ đồng từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí để nâng cấp 3 công trình thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng.
* Chiều 31/10, mực nước sông Hồng đoạn chảy qua Lào Cai đã rút xuống mức 76m24, giảm xuống 1m77 so với đỉnh lũ đạt cao nhất lúc 11 giờ ngày 30/10. Theo Trạm Thủy văn Lào Cai, nước rút nhanh là do phía thượng nguồn đã chấm dứt mưa. Người dân hai bên bờ sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Chảy và cạnh các con suối lớn đã trở lại làm đất, vệ sinh vườn ven sông, khôi phục các luống rau bị ngập sau lũ. Theo bà Trần Thị Cân ở tổ 50 phường Kim Tân và các hộ trồng rau ven sông Hồng, do mức nước lên chậm, nên các hộ đã kịp thời thu hoạch một số cây màu ven sông, mức độ thiệt hại không đáng kể.
Trước đó, từ ngày 28 đến sáng 30/10, do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao kết hợp với không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn Lào Cai có mưa, mưa rào đều khắp, trong đó có ngày rải rác mưa vừa, có nơi mưa to như Bắc Hà, Mường Khương và Bát Xát mưa trên 30 đến 70mm. Do mưa kéo dài trên diện rộng nên ngày 30/10, mực nước sông Hồng lên nhanh từ 76m lên trên 78m vào lúc 9h và đạt đỉnh vào lúc 11h là 78m20, xấp xỉ đỉnh lũ chính giữa mùa mưa trong năm.
Tuy nhiên đến nay, thời tiết đã ấm dần lên, các trạm khí tượng trong khu vực quan trắc được nhiệt độ ở các địa bàn vùng thấp như TP. Lào Cai, Bảo Yên, Văn Bàn... nhiệt độ trung bình 28 độ C; các huyện vùng cao: Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Sa Pa 20 độ C. Riêng Sa Pa sáng và chiều 14-17 độ C.
PV tại các địa phương