• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lựa chọn điểm sàn là một cách phân tầng Đại học

(Chinhphu.vn) - Ba mức điểm sàn đầu vào ĐH, CĐ năm nay không những tạo thêm cơ hội vào ĐH, CĐ cho thí sinh mà còn đóng vai trò như 1 tiêu chí quan trọng để các trường ĐH tự phân hạng xếp loại chính mình.

09/08/2014 09:21
3 mức điểm sàn mang lại thêm nhiều cơ hội vào ĐH cho các em. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

3 mức điểm sàn, 3 tầng Đại học
Bộ GDĐT vừa công bố điểm sàn theo 3 mức khác nhau từ 13-18 điểm tùy theo các khối. Điểm khác biệt trong việc lựa chọn ngưỡng đầu vào năm nay là không chỉ xác định điểm sàn, mà còn xác định tiêu chí làm thế nào để chọn được những học sinh đủ điều kiện vào học ĐH, CĐ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đầu ra.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT), với các mức tiêu chí được công bố, các trường sẽ cân nhắc đối với từng ngành học của trường để đưa ra mức tiêu chí phù hợp.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, với các mức tiêu chí xác định đầu vào này, các trường sẽ căn cứ vào phổ điểm, chỉ tiêu để lựa chọn mức điểm phù hợp cho ngành đào tạo. Nguyên tắc là các trường tuyển từ điểm cao đến thấp cho tới hết chỉ tiêu.

Phân tích ý nghĩa các mức xét tuyển (theo quy định là 3 mức 1, 2, 3) vào ĐH, CĐ của năm nay, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay “Các mức điểm sàn sẽ giúp phân khúc nguồn tuyển. Việc phân làm 3 mức sàn thực ra chỉ có giá trị tham khảo với các trường top dưới nhằm hạn chế tình trạng tuyển sinh ồ ạt cho đủ chỉ tiêu mà không quan tâm tới chất lượng nguồn tuyển”.

Với 3 mức “điểm sàn” cho các khối, dễ thấy được các trường top trên sẽ chọn mức tiêu chí cao nhất (mức điểm cao nhất), trường trung bình sẽ chọn mức ở giữa (mức 2), các trường mới thành lập và đang trên đà phát triển có thể chọn mức 3 để tuyển.

Chọn mức điểm sàn thấp là tự làm khó mình

Không phải ai cũng đi học bằng mọi giá. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

Càng lựa chọn mức điểm sàn thấp, vị trí xếp hạng của trường sẽ càng thấp theo, uy tín chất lượng cũng vì thế mà giảm đi trong đánh giá của học sinh và xã hội. Ông Ga lưu ý các trường nên cân nhắc mức điểm xét tuyển đầu vào giữa chỉ tiêu và uy tín chất lượng của trường mình để tuyển sinh phù hợp.

"Đây chính là 1 trong những tiêu chí xếp hạng các trường Đại học. Không vì chỉ tiêu chạy theo số lượng mà quên đi uy tín, chất lượng. Càng lựa chọn mức sàn thấp, khả năng tuyển sinh của các trường trong những năm tới sẽ càng khó khăn hơn", ông Ga nhắc nhở.

Nếu ồ ạt tuyển sinh, chọn cả những nguồn tuyển điểm sàn thấp, cơ sở giáo dục đó đã tự xếp mình vào danh sách những trường top dưới, uy tín thấp. Vài năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp thí sinh mặc dù nhận được phiếu báo trúng tuyển song vẫn không nhập học mà chấp nhận ôn để thi lại. Rõ ràng, mức điểm sàn đầu vào cũng là một tiêu chí để thí sinh nhận diện đẳng cấp trường, tự đánh giá khả năng của bản thân để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.

Tất nhiên, yêu cầu đào tạo mỗi nhóm ngành có đặc thù khác nhau, đòi hỏi năng lực khác nhau của người học. Một thí sinh đạt 23, 24 điểm chắc chắn có khả năng tiếp thu cao hơn những học sinh tổng điểm 3 môn chỉ đạt 13, 14.

Điều đó cũng nói lên đẳng cấp của các trường, của ngành đào tạo, tạo động lực bên trong để các trường cố gắng và thí sinh cũng sẽ lựa chọn cho mình những ngành, trường phù hợp hơn.

Ông Ga cũng cho biết thêm, mọi thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ (tuyển sinh theo khối) năm tới sẽ cần phải chờ những thay đổi trong kỳ thi quốc gia THPT, khối thi sẽ không còn và các trường có toàn quyền quyết định cách thức tuyển sinh. 

Kỳ thi ĐH, CĐ năm nay đã giảm được 20% số hồ sơ ảo, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cũng giảm so với năm trước. Có lẽ con số 72.000 cử nhân ĐH thất nghiệp đã giúp thí sinh nói riêng và xã hội nói chung nhận ra đâu là giá trị thật của bằng cấp, của việc học hành.

                                                                           Nguyệt Hà