• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luật Bảo vệ quyền lợi Người dùng: Tấm lá chắn bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua tháng 11/2010 bắt đầu có hiệu lực từ ngày mai 1/7 được kỳ vọng là tấm lá chắn để bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình. Nhằm giúp người tiêu dùng nắm thêm thông tin trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của mình, phóng viên đã có buổi trao đổi ngắn với ông Lê Xuân Trường – Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng về một số điểm mới cần chú ý trong Luật.

30/06/2011 19:00
PV: Thưa ông, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày mai 1/7, xin ông cho biết những điểm mới so với các văn bản trước? Ông Lê Xuân Trường - Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng Đồng Nai Ông Trường: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được nâng cấp từ pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 1999. Đây là văn bản có tính ràng buộc pháp lý cao nhất. Có thể nói, người tiêu dùng đã có một lá chắn bảo vệ vững chắc nhất từ trước tới nay. Luật cụ thể hóa trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng. Trong đó thể hiện ở việc người tiêu dùng có 8 quyền lợi được pháp luật bảo vệ. So với pháp lệnh, Luật có nhưng điểm mới tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khi muốn khiếu nại về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn trước đây, người tiêu dùng nếu muốn khởi kiện lên các cơ quan chức năng buộc phải chứng minh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây ảnh hưởng đến đến quyền lợi của mình. Ngoài chứng cứ thì chi phí để tiến hành công việc này cũng rất tốn kém. Có những hàng hóa mà thông số kỹ thuật cũng như chất lượng đòi hỏi quá trình kiểm nghiệm phức tạp, chi phí dành riêng cho việc này có khi lên đến vài chục triệu đồng, thậm chí có những sản phẩm trong nước chưa thể kiểm định mà phải gởi mẫu sang nước ngoài. Đó cũng chính là lý do khiến người tiêu dùng e ngại khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Bây giờ trong quy định của Luật, khi có khiếu kiện, doanh nghiệp phải có trách nhiệm chứng minh hàng hóa của mình đạt chất lượng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng rất lớn trong việc thực thi quyền lợi của mình. PV: Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có trường hợp nào người tiêu dùng quyết định khởi kiện doanh nghiệp khi bị xâm phạm về quyền lợi không thưa ông? Ông Trường: Nhiệm vụ của Hội chủ yếu là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các vụ việc gởi đến Hội thời gian qua đều được giải quyết dựa trên phương pháp hòa giải là chính. Đây là phương pháp giải quyết vừa hợp tình vừa hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục được lỗi của mình để sản xuất, kinh doanh phục vụ người tiêu dùng hiệu quả hơn. Thực tế các cuộc hòa giải trong thời gian vừa qua đều đạt được kết quả rất tốt. Doanh nghiệp cũng cầu thị và lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng nên vụ việc đều giải quyết thỏa đáng cho cả hai phía. PV: Nếu chỉ ưu tiên giải quyết theo phương thức hòa giải là chính liệu có đủ sức để răn đe những hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng? Ông Trường: Trường hợp nếu doanh nghiệp vẫn còn vi phạm và vi phạm kéo dài hoặc người tiêu dùng muốn khởi kiện doanh nghiệp thì Hội sẽ chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để giải quyết. Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là Luật quy định Hội có quyền đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng khiếu kiện lên các cơ quan có trách nhiệm trước những vụ việc vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của người tiêu dùng. Hội cũng là cơ quan có quyền thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước giao. Hiểu cụ thể ở đây là Hội có thể độc lập đi kiểm tra hoặc tham gia vào các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra việc thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm, chất lượng hàng hóa khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Điều này khi đi vào thực tế sẽ vô cùng thuận lợi, một phần nó giảm được tài chính công, các cơ quan nhà nước sẽ có điều kiện tập trung vào làm công việc chuyên môn, một phần quyền lực của người tiêu dùng mà Hội là đại diện được thực tế hóa dưới hình thức Hội sẽ trực tiếp giám sát doanh nghiệp, vai trò của Hội từ đó cũng được thể hiện rõ hơn. Thực ra, các nước tiên tiến trên thế giới đã làm điều này từ rất lâu. Trong khi ở nước ta, bây giờ mới có điều kiện để đưa vào cụ thể trong luật. PV: Khi soạn một hợp đồng mua bán dịch vụ, sản phẩm… bao giờ doanh nghiệp cũng “nắm dao đằng chuôi” bằng những điều khoản có lợi cho mình và đẩy phía thiệt thòi về người tiêu dùng, làm sao để xử lý được việc này? Ông Trường: Điều này cũng khiến các cơ quan nhà nước đau đầu trong thời gian qua. Nhưng bây giờ đã có quy định tế tài rõ ràng trong luật. Điều 14 đến điều 19, chương 2 trong Luật có quy định rõ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải đăng ký mẫu hợp đồng cụ thể, khi được các cơ quan nhà nước thẩm định và phê duyệt mới được đưa vào sử dụng. Những điều khoản nào không có lợi cho người tiêu dùng sẽ được loại bỏ. Kinh nghiệm từ xưa đến nay cho thấy, người tiêu dùng thường để ý đến đến các yếu tố chi tiết khác. Trong khi đó các chữ in nghiêng, dấu sao (*) là những điều cần phải đặc biệt chú ý thì người tiêu dùng lại chưa lưu tâm. Đây cũng là lý do vì sao khi thực tế có sự tranh chấp thì người tiêu dùng thường chịu thiệt thòi. PV: Có một thực tế là khi mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đúng như mẫu mã… do giá trị món hàng nhỏ, nên người tiêu dùng cũng ngại đi kiện, trường hợp này giải quyết như thế nào? Ông Trường: Ở nước ta, hệ thống kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, môi trường mua bán phần nhiều là thuận mua vừa bán bằng miệng, đặc biệt là các giao dịch hằng ngày không có hóa đơn, chứng từ do vậy cũng khó có cơ sở để người tiêu dùng khiếu nại khi cần thiết. Bất cứ hàng có giá trị lớn hay nhỏ, khi phát hiện vi phạm người tiêu dùng cần phản ánh lên cơ quan có trách nhiệm như: Ban Quản lý chợ, chi cục quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…để kịp thời giải quyết. Ngoài ra cần phải chú ý đến các thông tin ghi trên hàng hóa, giá cả khi lựa chọn mua hay không mua một sản phẩm nào đó để tránh bị thiệt hại. PV: Khi có một công cụ hữu hiệu trong tay, tới đây Hội sẽ sử dụng nó như thế nào để thật hiệu quả? Ông Trường: Như tôi đã nói ở trên, không chỉ quy định các điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng mà Luật cũng giao cho các tổ chức xã hội đại diện cho người tiêu dùng những quyền nhất định. Vấn đề là sử dụng quyền mà nhà nước giao phó như thế nào cho hiệu quả. Tôi tin rằng, tiếng nói của người tiêu dùng mà Hội là đại diện sẽ mạnh hơn, quyết liệt hơn. Người tiêu dùng nước ta thường ý thức cộng đồng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp chưa tốt, đa phần họ chú ý đến quyền lợi trực tiếp của mình nhiều hơn. Họ cũng chưa có ý thức khiếu kiện hoặc ngại phiền hà nếu thấy món hàng hóa đã mua và sử dụng có giá trị không cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hầu như hiểu biết về quyền lợi của mình rất ít. Thực tế tôi đã đi tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại nhiều nơi nhưng khi đặt ra câu hỏi có ai biết người tiêu dùng có Luật bảo vệ quyền lợi của mình không thì cả hội trường mấy chục người đồng loạt ồ lên. Cụ thể bao nhiêu quyền thì tất cả đều trả lời không biết. Tôi nghĩ sắp tới Hội cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền thông tin về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hơn nữa để chính bản thân người dân tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình và tự bảo vệ được mình khi bị xâm phạm về quyền lợi. Xin cảm ơn ông! Thanh Minh