• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luật Điện ảnh sửa đổi: Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phim

(Chinhphu.vn) - Sáng 23/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

23/10/2021 10:20
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình Luật Điện ảnh: Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số của điện ảnh nước nhà

Tờ trình dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày cho biết, sau 14 năm thực hiện, Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, khắc phục những bất cập như một số quy định của Luật Điện ảnh không còn phù hợp hoặc đã bị bãi bỏ hoặc được quy định tại luật chuyên ngành khác; một số quy định không thể hiện được đặc thù của điện ảnh nên không khả thi…

Dự thảo Luật gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành. Dự thảo Luật phù hợp với 4 chính sách đề xuất trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; Hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; Khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; Đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật.

Về quy định sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án, trong đó, phương án 1 là sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo một trong 2 hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng; phương án 2 là giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim).

Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm về sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu trữ phim, nhân bản không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và đã được điều chỉnh cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Quy định về “Bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm” đã được điều chỉnh tại Bộ luật Dân sự  năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; quy định về “Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điện ảnh” đã được điều chỉnh tại Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018; quy định “doanh nghiệp sản xuất phim” và “doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim” không tương thích với các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020...

Công nghiệp điện ảnh hiện nay đã chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ kỹ thuật số. Việc phát hành, phổ biến phim trên mạng lưới băng thông rộng, thông qua các ứng dụng trên nền tảng kỹ thuật số đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Luật Điện ảnh hiện hành chưa cập nhật sự phát triển điện ảnh về mặt kỹ thuật, công nghệ.

Để đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, quản lý hiệu quả phương thức phát hành và phổ biến phim trên nền tảng kỹ thuật số và các công nghệ tiên tiến khác trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cần tạo dựng hành lang pháp lý quy định và hỗ trợ việc áp dụng thành tựu công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến khác nhằm quản lý và hỗ trợ công nghiệp điện ảnh phát triển.

Chính sách tổng thể về phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Điện ảnh nhằm thể chế hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa Hiến pháp 2013; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Điện ảnh hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, thúc đẩy phát triển ngành điện ảnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh báo cáo thẩm tra Luật Điện ảnh sửa đổi. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ủy ban Văn hóa-Giáo dục cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh: cần nhìn nhận điện ảnh dưới góc độ vừa là ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế; đặt ngành công nghiệp điện ảnh trong tổng hòa mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác và trong môi trường công nghệ số; cần bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến điện ảnh; khắc phục tình trạng “luật khung”, “luật ống”; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, khả thi; tuân thủ Hiến pháp, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội phát triển ngành điện ảnh.

Đối với chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, quy định chính sách chung về phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện ảnh cần được lượng hóa cụ thể hơn, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; có giải pháp ràng buộc về mặt pháp lý để bảo đảm tính khả thi. Đồng thời, cần nghiên cứu, đưa vào Luật một số chính sách về xã hội hóa đang được thực hiện ổn định; huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; hỗ trợ sản xuất phim như một loại đầu tư rủi ro; chính sách hợp tác công - tư; cơ chế hợp tác liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp điện ảnh tư nhân với đơn vị điện ảnh nhà nước.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh (Chương VII), cơ quan thẩm tra cho rằng, chỉ nên quy định trách nhiệm chung của các cơ quan trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh; còn các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

Lê Sơn