• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luật Giáo dục 2005: Không thể triển khai đồng bộ?

Ngày 1-1-2006, Luật Giáo dục 2005 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên trong số 14 văn bản hướng dẫn để triển khai Luật Giáo dục 2005 mà Bộ GD-ĐT phải đảm nhiệm, đến nay chưa có một văn bản nào được ban hành.

03/01/2006 08:20

Rất nhiều quy định mới

So với Luật Giáo dục năm 1998 thì Luật Giáo dục 2005 bỏ bớt 3 điều nhưng bổ sung thêm 13 điều mới và sửa đổi 83 điều.

Theo ông Chu Hồng Thanh-Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT) thì những quy định mới nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như: Hoàn thiện về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định vị trí của giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba cấp đào tạo.

Những quy định mới nhằm bảo đảm sự liên thông phân luồng giữa các bộ phận của hệ thông giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Theo đó, Luật Giáo dục 2005 đã xác định rõ yêu cầu về chương trình giáo dục, các điều kiện để thành lập trường, các tiêu chí cơ bản để một trường đại học, học viện nghiên cứu được đào tạo tiến sĩ. Định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục. Những quy định thuộc nhóm thứ ba nhằm nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Luật Giáo dục 2005 cũng có những điều khoản nhằm tăng trọng sự quản lý của Nhà nước về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Chính sách khuyến khích sự đóng góp của xã hội vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt có những quy định rõ về việc đầu tư mở trường công lập được quy định khá rõ...

Chưa có văn bản hướng dẫn nào được Bộ GD-ĐT ban hành

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Vọng, để thực hiện Luật Giáo dục 2005 cần có "tổng cộng 27 văn bản hướng dẫn. Trong đó có 8 nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tướng, 2 thông tư liên tịch. Còn 14 văn bản còn lại là "phần" của Bộ GD-ĐT. Trong đó, Nghị định về trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang là "đang nợ" vì đáng lẽ phải được đưa vào từ Luật Giáo dục 1998".

Nhưng đến thời điểm này trong số 14 văn bản của Bộ GD-ĐT vẫn chưa có văn bản nào được chính thức ban hành. Ông Chu Hồng Thanh-Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: "Hiện nay mới có một văn bản đã trình và được Chính phủ phê duyệt, đang được chuyển sang Bộ Tư pháp để rà soát lại. Hai văn bản khác đang được gửi lấy ý kiến các bộ, ngành và tổ chức xã hội. Có chín văn bản khác đã hoàn thành phần dự thảo". Với khối lượng công việc như vậy, chắc chắc khi thời điểm "có hiệu lực" đến thì nhiều nội dung của Luật Giáo dục 2005 vẫn chưa thể thi hành.

Trong khi đó, một số quy định mới của Luật còn có những ý kiến khác nhau như: Việc xóa bỏ mô hình các trường bán công, thành lập các hội đồng trường trong các trường công lập... và đặc biệt là học phí. Theo Luật Giáo dục 2005, tất cả các khoản tiền đóng góp của người học vào một khoản chung là "học phí". Ngoài học phí, lệ phí và lệ phí tuyển sinh, người học và gia đình người học không phải đóng góp một khoản nào khác. Chính phủ không quy định khung học phí mà chỉ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Tuy nhiên, mới đây Bộ GD-&ĐT đã phải rút lại đề án học phí mới.

Thời điểm Luật Giáo dục 2005 được trình ra Quốc hội để không qua đã có một số ý kiến băn khoăn bởi "còn nhiều vấn đề chưa được bàn thấu đáo". Một trong những lý do mà ngành giáo dục đưa ra nhằm lấy ý kiến ủng hộ cho việc thông qua Luật Giáo dục 2005 là nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để giáo dục bắt kịp cơ hội phát triển. Bây giờ "việc nắm bắt được cơ hội để phát triển" đang nằm chính trong tay Bộ GD-ĐT, trong việc nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn để đưa Luật vào đời sống.

 

(Nhân dân)